Ý nghĩa hạc thờ trong tín ngưỡng thờ cúng bạn nên biết

20/01/2020

Hạc thờ là vật phẩm khá quen thuộc, được bắt gặp nhiều ở trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ họ hoặc những không gian tâm linh như đền, chùa, miếu,... Vậy ý nghĩa hạc thờ trong tín ngưỡng thờ cúng là gì? Bày trí hạc thờ đúng cách như thế nào? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

hạc đồng

Hạc thờ là vật phẩm thờ cúng có nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc

Nguồn gốc hình tượng "hạc đứng trên lưng rùa"

Hình tượng hạc đứng trên lưng rùa xuất hiện tại nhiều chùa, đình, đền cổ ở miền Bắc Việt Nam hay ở nhiều kiến trúc truyền thống khác. Hình tượng hạc đứng trên lưng rùa gắn liền với truyền thuyết Phật giáo về "Sự tích cây phướn".

Câu chuyện kể về một người nông dân có nuôi một con rắn lớn. Vì nghèo đói mà anh không thể tiếp tục kiếm ăn cho rắn, điều này đã khiến rắn tức giận và muốn ăn thịt anh. Tuy nhiên anh đã hẹn rắn đi gặp một con vật khác để xin ý kiến nếu nó đồng ý thì anh tình nguyện để rắn ăn. Khi người nông dân và rắn đến gặp chim hạc, anh đã kể mọi chuyện cho hạc nghe. Hạc liền nổi giận bảo rắn là loài vong ân bội nghĩa, tội đáng chết. Nhưng rắn cho rằng mình không sai nên đã đi gặp con vật thứ hai là rùa. Rùa nghe xong nói người nông dân vô trách và bảo rắn nên ăn thịt anh ta.

Sau đó, hai con vật bắt gặp quạ, quạ nghe xong cơ sự mới hiểu ra và lao vào mổ chết con rắn. Tuy rắn chết nhưng hồn rắn vẫn không cam chịu liền tìm Đức Phật như Lai phân xử. Ngài phán rằng: "Hạc là loài có nghĩa, từ nay được đứng trên cao. Rùa ăn nói vô lý, từ nay cho nó bò dưới thấp. Rắn là loài vô ơn nên bị quạ giết là đáng". Từ đó, hình tượng hạc đứng trên mai rùa xuất hiện.

hạc thờ bằng đồng

Hình tượng hạc thờ xuất hiện trong sự tích của Phật Giáo

Ý nghĩa hạc thờ trong tín ngưỡng thờ cúng

Ý nghĩa của hạc thờ trong tín ngưỡng thờ cúng bắt nguồn từ ý nghĩa của hai hình tượng con vật Hạc và Rùa cùng mối liên hệ giữa chúng. Từ xa xưa, Rùa và Hạc là hai loài vật có quan hệ mật thiết với nhau. Rùa là loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc là loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn. Hạc không biết bơi, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp Rùa đi tìm tới các ao hồ. Như vậy, hình ảnh đôi Hạc cưỡi lưng Rùa thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tuy nhiên, mỗi linh vật lại mang một biểu tượng riêng, cụ thể:

1. Ý nghĩa hình tượng Hạc: 

Hạc được xem là biểu tượng cho những gì thanh cao, thoát tục và sự trường tồn. Theo quan niệm dân gian, Hạc được xem là loài chim tiên và hình ảnh của nó thường xuất hiện với các vị thần tiên. Vì vậy, người xưa cho rằng loài chim này mang khí phách và phong độ của các bậc tiên nhân đạo sĩ. Tương truyền rằng các vị tiên nhân thường cưỡi Hạc để đi khắp nhân gian và nó thường được gọi là “Hạc giấy” hay “Hạc ngự”. Hình ảnh thọ tinh cưỡi bay trong không trung, bát tiên chắp tay đứng nhìn được thể hiện rất rõ trong tranh cát tường có “quần tiên hiển thọ”. 

Hạc với thân hình khom được xem là biểu tượng cho bầu trời và hình dáng gầy, dài của đôi chân hạc chính là biểu tượng cho cột chống trời. Ngoài ra, một số hạc thờ trên đầu hạc còn được thiết kế đội nến hoặc đội đèn để thể hiện cho sự tôn sùng chân lý, cũng như mang đến ánh sáng giác ngộ tâm hồn con người, xua đi những sự tối tăm, mịt mù bên trong con người.

Hạc thờ với kích thước cao lớn tượng trưng cho ước mong cuộc sống phất lên, phát triển của gia chủ. Không những thế, hình tượng Hạc ngậm viên ngọc minh châu còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt hơn nữa đó là tượng trưng cho sự quyền quý, cao sang. Ngoài ra, hình tượng Hạc ngậm hoa sen còn mang đến tâm hồn thanh tịnh, sự thanh khiết cho con người. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất

hạc thờ bằng đồng

Hạc đồng được sử dụng nhiều trong thờ cúng và hiện tại vật phẩm này đang được ngày càng chú trọng hơn

2. Ý nghĩa hình tượng Rùa:

Rùa được xem là linh vật biểu tượng cho sự thoát tục và trường thọ. Theo quan điểm của người Việt, Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường thọ. Bên cạnh đó, Rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.

Ngoài ra, Rùa còn là hiện thân của các vị thần linh phù hộ và bảo vệ cho con người trong cuộc sống. Đây cũng là linh vật nằm trong bộ tứ linh: Long - Lân - Quy Phụng, xuất hiện nhiều trong văn hoá phương Đông. Cho nên, Rùa chính là loài vật mang lại điềm lành và may mắn.

Tóm lại, hạc thờ trong thờ cúng tâm linh mang ý nghĩa của sự trường tồn, bất diệt, sự thanh cao và thoát tục. Bày trí hạc thờ trong không gian thờ cúng sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào và mang đến sự giác ngộ. Bên cạnh đó, hạc thờ bằng đồng trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một phương pháp “trấn phong thủy” nhằm ngăn chặn tà khí, năng lượng xấu vào nhà.

hạc thờ

Hạc thờ có nhiều kích thước khác nhau, quý khách có thể sử dụng mẫu hạc tùy theo từng yêu cầu

Cách bày trí hạc thờ trên bàn thờ gia tiên

Hạc thờ khi bày trí trên bàn thờ sẽ thường đi kèm trong bộ Tam sự hoặc bộ Ngũ sự. Dù Tam sự hay Ngũ sự thì vị trí của hạc vẫn luôn đặt đối xứng hai bên đỉnh đồng với khoảng cách từ hạc đến đỉnh khoảng 15-20cm. Hướng đầu hạc quay vào trong đỉnh thờ, nếu hạc có ngậm cành hoa sen thì hãy để hoa quay ra phía bên ngoài. Nhìn tổng thể, hạc và đỉnh phải ở trung tâm bàn thờ, nằm ở bên trong gần sát trường (cách mặt tường trên 10cm).

bày trí hạc thờ

Hạc thờ được đặt đối xứng hai bên đỉnh thờ trong bộ Tam sự, Ngũ sự

Đối với những hạc thờ kích thước lớn, không thể đặt trên bàn thờ gia tiên, có thể đặt dưới đất, sao cho đối xứng ở hai bên ban thờ. Hoặc, hạc có thể đặt đối xứng hai bên ở những không gian thờ cúng lớn hơn như chùa, chiền, đền, miếu, phủ,...

>>> Quý khách tham khảo ngay một số mẫu hạc thờ bằng đồng cỡ lớn cho đình, chùa.

cách bày trí hạc thờ

Đôi hạc thờ cỡ lớn đợc đặt đối xứng hai bên

Trên đây là những thông tin chi tiết về ý nghĩa của hạc thờ trong tín ngưỡng thờ cúng mà Đúc Đồng Bảo Long đã tìm hiểu và tổng hợp chi tiết cho quý bạn đọc. Hy vọng qua toàn bộ nội dung trên, các bạn sẽ hiểu thêm về hai hình tượng độc đáo hạc và rùa này trong văn hoá tâm linh. Nếu quý khách muốn đặt mua hạc thờ bằng đồng, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm các món đồ thờ bằng đồng của Đúc Đồng Bảo Long với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, kích thích và giá thành hợp lý.