06/03/2020
Khuê Văn Các là một trong những công trình nằm tại quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thủ Đô Hà Nội. Khuê Văn Các với phong cách kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và giá trị truyền thống của ông cha ta. Vậy ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn Các trong văn hoá người Việt là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc và mô hình này, quý bạn đọc hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Được thiết kế theo lối kiến trúc mang nét truyền thống của người Việt, Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Kiến trúc cổ này do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây dựng vào năm 1805. Khuê Văn Các chính là khối kiến trúc mang tư tưởng triết lý sâu xa về văn hoá Nho học của người Việt.
Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo nên một đài tháp tám mái gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình mặt trời với kích thước hài hòa, cân xứng, với những song gỗ tỏa đều như những tia nắng chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng.
Khuê Văn Các chính là biểu tượng cho nền văn hiến của Việt Nam khi mang những giá trị, những tư tưởng, triết ký sâu xa về truyền thống hiếu học của người Việt qua nhiều triều đại cho đến nay.
– Biểu tượng của trí thức và truyền thống hiếu học: Khuê Văn Các được xây dựng khi mà Nho giáo du nhập và ngày càng thịnh hành, mở đầu cho nền giáo dục khoa cử tại Việt Nam. Gác Khuê Văn ngày xưa là nơi hội họp để bình phẩm những áng văn, áng thơ của các sĩ tử. Trong đó, chữ "Khuê" trong Khuê Văn Các chính là ngôi sao Khuê mang biểu tượng của văn chương.
– Biểu tượng cho sự hội tụ tinh hoa Trời và Đất: Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê Văn Các bằng đồng có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. Kiến trúc của Khuê Văn Các còn có các cửa hình vuông, tròn. Theo quan niệm của người xưa, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời. Giếng Thiên Quang hình vuông, tượng trưng cho đất. Khi cả hai hoà hợp, sẽ hội tụ tất cả những tinh hoa của Đất và Trời.
– Biểu tượng để tượng niệm Khổng Tử và Nho giáo: Không giống như các công trình Khuê Văn Các tại Trung Quốc, thường dùng để chứa sách, kinh điểm của Khổng Tử và Nho giáo, Khuê Văn Các tại Việt chỉ mang tính chất thờ phụng và tưởng niệm Khổng Tử và văn hoá Nho giáo. Đây là một trong những tín ngưỡng ăn sâu vào tiềm thức dân tộc Việt bất giờ khi thấm đượm những tinh hoa của Nho học và các thế hệ Nho sĩ đều lấy nghiệp thi cử, đỗ đạt, công danh, tước lộc làm mục tiêu cao cả cả đời người.
– Biểu tượng để vinh danh những người đỗ đạt: Dưới chế độ phong kiến xưa thì dân thường, sĩ phu để được bổ nhiệm làm quan văn phải trải qua các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình theo quy chế. Văn miếu Quốc Tử Giám là nơi vinh danh các bậc tiến sĩ trở lên, nghĩa là người đã đỗ đạt trong kì thi Đình. Chính vì thế, hiện nay nhiều người dùng mô hình Khuê Văn Các bằng đồng là món quà đặc biệt dành cho các sĩ tử trước khi đi thi và những người chuẩn bị lên chức.
Chính vì vậy, Khuê Văn Các chính thức được công nhận làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Đây cũng thuộc dòng sản phẩm đồ đồng quà tặng thường được dùng để làm quà lưu niệm cho người nước ngoài khi du lịch đến Việt Nam.
Về mẫu mã, các sản phẩm Khuê Văn Các bằng đồng đúc theo đúng khuôn mẫu của Khuê Văn Các thật sự. Những chi tiết nhỏ như câu đối khắc trên mặt gỗ của tầng lầu hay các chi tiết khắc ở bốn cột đá chống bên dưới được các nghệ nhân đúc đồng mô phỏng lại giống đến mức tinh xảo. Ngay cả những chi tiết nhỏ như các bậc thang đá và mặt nền đá chạm vuông của Khuê Văn Các bằng đồng cũng giống với bản gốc. Phía dưới chân sản phẩm Khuê Văn Các bằng đồng là đế vuông màu đen lớn.
Về độ bền, các mẫu mô hình Khuê Văn Các bằng đồng đều được chế tác hoàn toàn bằng đồng. Đồng vốn là kim loại có độ bền bỉ và cứng cáp cao. Kết hợp với quy trình đúc chuẩn, bề mặt được xử lý kỹ càng giúp mô hình có kết cấu chắc chắn, có thể chống lại mọi va đập mạnh, không dễ bị biến dạng và giữ được độ bền màu lâu. Với những mẫu sản phẩm được dát vàng, mạ vàng thì lại có độ bền gần như trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian. Do đó, Khuê Văn Các bằng đồng là món quà có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Đúc Đồng Bảo Long là cửa hàng chuyên cung cấp các mẫu mô hình Khuê Văn Các bằng đồng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, kích thước khác nhau. Các mẫu mô hình của chúng đều có độ mô phỏng chính xác đến 90%, ngoài ra chúng tôi còn đảm bảo các tiêu chí về "CHẤT LIỆU CHỌN LỌC - ĐỘ BỀN BỈ CAO - GIÁ CẢ HỢP LÝ - BẢO HÀNH LÂU DÀI".
Để đặt mua Khuê Văn Các bằng đồng, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá trực tiếp. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm các mẫu tranh Khuê Văn Các bằng đồng khác của Đúc Đồng Bảo Long tại gian hàng trực tuyến của chúng tôi. Dòng sản phẩm tranh Khuê Văn Các cũng có đa dạng mẫu mã với giá cả phải chăng để quý khách thoải mái lựa chọn.
Bài viết khác
Tư vấn chọn tranh mừng khai trương ý nghĩa, độc đáo (27/02/2023)
Tư vấn chọn tranh cho căn hộ chung cư đẹp, sang trọng (26/02/2023)
Tư vấn chọn tranh cho phòng ngủ được tham khảo nhiều nhất (24/02/2023)
Tư vấn cách chọn tranh mừng sinh nhật đẹp, độc đáo và ý nghĩa (23/02/2023)
Tư vấn chọn tranh mừng tân gia ý nghĩa, độc đáo (18/02/2023)
Mua tranh gì để tặng đồng nghiệp nhân dịp đặc biệt? (07/02/2023)
Mua tranh gì khi đi mừng khai trương thì ý nghĩa nhất? (18/01/2023)
Mua tranh gì để tặng sếp thì đẹp và ý nghĩa? Top 5 bức tranh đáng chọn nhất (17/01/2023)
Mua tranh gì để tặng mừng sinh nhật thì đẹp và ý nghĩa nhất? (16/01/2023)
Mua tranh gì để tặng thầy cô thì đẹp và ý nghĩa nhất? (15/01/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter