Tượng đồng

Cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị uy tín nhất chuyên chế tác Tượng Đồng đặc biệt là đúc tượng Phật, tượng Bác Hồ cỡ lớn cho chùa hay các công trình tâm linh. Nhận đúc tượng đồng chân dung với tỷ lệ giống đến 95%. Hiện tại chúng tôi đang sở hữu 30 nghệ nhân đẳng cấp chuyên chế tác và tạo mẫu, gần 200 đội ngũ thợ giỏi có kinh nghiệm xuất sắc và có rất nhiều xưởng đúc lớn tại làng nghề. Bảo Long đã thi công rất nhiều công trình lớn nhỏ trên cả nước nổi bật như đúc tượng Phật Thích Ca bằng đồng 3m dát vàng cho chùa Từ Tâm tại Tây Ninh, đúc tượng Phật Thích Ca 2m17 cho chùa Tam Bửu - Tiền Giang, đúc tượng ngài Hộ Nhẫn - Sư trưởng Phái Nam Tông, đúc tượng Chúa 2m17 cho nhà thờ An Phú - Nam Định, đúc tượng Trần Hưng Đạo 1m8 cho khách tại California, Mỹ, đúc tượng Bác Hồ tỷ lệ 1:1 cho Tập Đoàn Bảo Việt và hàng nghìn công trình khác mà chúng tôi không thể thống kê trong bài viết này.

đúc tượng đồng

Chúng tôi là đơn vị nhận đúc tượng đồng uy tín nhất hiện nay

Lịch sử đúc tượng đồng tại Việt Nam

Tượng đồng trong văn hoá Việt Nam đã có lịch sử ra đời từ lâu, bắt nguồn từ thời đại đồ đồng Đông Sơn. Trong thời kỳ này, người Việt xưa đã tiến hành đúc ra nhiều tượng đồng với nhiều kiểu dáng khác nhau như trống đồng, tượng người, tượng động vật,... Lịch sử đúc tượng đồng tại Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn chính với những giai đoạn mang những điểm khác biệt.

– Giai đoạn đồ đồng Đông Sơn (700 TCN - 200 TCN), tượng đồng được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và giá trị lịch sử. Đây là minh chứng cho nền văn minh sông Hồng và văn hoá Đông Sơn của người Việt Cổ. 

– Giai đoạn thời phong kiến (1000 - 1945), tượng đồng được sử dụng chủ yếu trong việc thờ cúng, giáo dục và trang trí với đặc điểm tượng tròn, hình dáng cân đối, hài hoà.

– Giai đoạn hiện đại (1945 - nay), tượng đồng vẫn là một loại hình nghệ thuật được nhiều người Việt Nam yêu thích và được giới nghệ thuật sử dụng. Các tác phẩm tượng đồng hiện đại mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và thể hiện vẻ đẹp, con người đất nước Việt Nam.

lịch sử đúc tượng đồng

Tượng đồng thời nay mang đậm bản sắc sắc và giá trị lịch sử của Việt Nam

Đến bây giờ, truyền thống đúc tượng đồng đó vẫn được truyền từ đời này sang đời khác với các làng nghề đồ đồng thủ công mỹ nghệ tại Ý Yên, Đại Bái,... Các tác phẩm tượng đồng hiện nay thường mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện những giá trị văn hoá và lịch sử như tượng Bác Hồ, tượng Hưng Đạo Vương, tượng Võ Nguyên Giáp,... và giá trị tinh thần trong đời sống như tượng Phật, tượng Quan Công, tượng thờ Mẫu,...

Quy trình đúc tượng đồng hiện nay

Dù có rất nhiều làng nghề, cơ sở đúc tượng đồng với tuổi đời khác nhau nhưng nhìn chung để tiến hành đúc hoàn thiện một bức tượng đồng cần trải qua 5 giai đoạn chính sau: 

Giai đoạn 1: Tạo mẫu

Từ tư liệu, người nghệ nhân sẽ tiến hành đắp mẫu bằng đất sét. Bởi đất sét dễ dàng tạo hình khối vào tạo những chi tiết nhỏ nhất. Thời gian đắp đất từ 7 ngày cho đến 1 tháng tùy vào sự cảm nhận của nghệ nhân.

Sau khi đắp mẫu đất xong, khách hàng sẽ phải đến tận xưởng để kiểm duyệt xem đã giống chưa. Nếu có chỉnh sửa gì thì các nghệ nhân sẽ trực tiếp làm luôn để hoàn thiện. Nếu quý khách không thể đến được thì có thể duyệt mẫu qua hình ảnh hoặc gọi video trực tiếp.

Khi mẫu tượng đã đạt yêu cầu, người nghệ nhân tiến hành đúc ra tượng bằng thạch cao để phục vụ khâu đúc đồng. Bắt buộc phải chuyển từ mẫu mất sang tượng thạch cao bởi vì khi làm khuôn tượng thạch cao sẽ đảm bảo đủ độ cứng để không bị vỡ bể mẫu. (Sau khi đúc, quý khách có thể sử dụng được cả mẫu tượng thạch cao).

Giai đoạn 2: Tạo khuôn

Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Phần khuôn âm bản nguyên liệu chủ yếu là đất, trấu và giấy gió. Phần cốt được tạo thành từ bùn, chấu và bột chịu nhiệt. Sau đó, khuôn được tiến hành nung ở nhiệt độ cao trên 700 độ C sau đó để nguội, ghép thành khuôn hoàn chỉnh. Khuôn phải được làm thật chuẩn xác, không được xê dịch so với mẫu như vậy có thể hoàn thiện được sản phẩm với khối lượng, kích thước tương đương theo yêu cầu.

Giai đoạn 3: Nấu đồng 

Nguyên liệu chính được sử dụng cho đúc tượng là đồng đỏ (chủ yếu là đồng dây điện) và một số kim loại tạo độ dẫn chảy, làm mịn bề mặt như thiếc, chì, kẽm. Tỷ lệ pha nguyên liệu phải chuẩn xác để đảm bảo đồng được đun sôi và rót đầy vào khuôn đi vào những chi tiết nhỏ nhất.

Giai đoạn 4: Rót đồng

Sau khi đồng đã được nấu sôi, tiến hành rót đồng vào khuôn. Quá trình rót phải được diễn ra rất cẩn thận, chậm và đều để đồng có thể đi hết vào các chi tiết nhỏ mà không sợ đồng bị đông cứng nhanh.

Giai đoạn 5: Sửa nguội và hoàn thiện

Sau khi đỏ đồng cần chờ tượng nguội hẳn rồi tiến hành dỡ khuôn. Lúc này, người thợ sẽ tiến hành mài dũa, cắt bỏ ba via, chạm ám hoa văn và hoàn thiện toàn bộ sản phẩm.

đúc tượng đồng

Quy trình đúc tượng đồng đều phải trải qua 5 bước

Mất bao lâu để hoàn thiện một pho tượng đồng?

Thời gian hoàn thiện một pho tượng sẽ tùy vào kích thước của từng pho tượng đó. Đối với tượng đồng dưới 1m thường sẽ hoàn thành từ 20 – 30 ngày. Đối với tượng đồng cỡ lớn thời gian có thể đến vài tháng thậm chí là nửa năm. Như đã trình bày ở trên, tượng đồng chủ yếu được tạo mẫu và phần sửa nguội sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Để pho tượng đạt, giống nhất thì người nghệ nhân cần phải ngắm nghía thật kỹ bởi đây là pho tượng rất đặc thù, phải nói là rất khó. Người nghệ nhân tạo mẫu sao cho tất cả mọi người nhìn vào phải cảm nhận được sự tinh túy, trong lòng cảm thấy bình an.

Các mẫu tượng đồng như tượng Bác Hồ, Bác Giáp, tượng Quan Công, Khổng Minh, Trần Hưng Đạo,... thường sẽ có sẵn, quý khách có thể lựa chọn mẫu bên dưới. Nếu yêu cầu đúc theo yêu cầu thì chúng tôi sẽ đúc 1 pho mới hoàn chỉnh cho quý khách.

tượng đồng

Thời gian để đúc hoàn thiện một tượng đồng còn tuỳ thuộc vào kích thước và chất liệu

Chất lượng tượng đồng liệu có bền không?

Tượng đồng hay bất kể các sản phẩm đồ đồng khác đều có độ bền gần như trường tồn mãi mãi. Tuy nhiên, đồng là kim loại tác dụng trực tiếp với oxi sẽ rất dễ dàng bị xuống màu đặc biệt là với môi trường ẩm ướt. Để khắc phục tình trạng đó thì tượng đồng được dát vàng 9999 để bảo vệ bề mặt có độ bền cao nhất và cũng giúp sản phẩm thêm sang trọng hơn.

Để có độ bền tốt nhất thì điều quan tâm đầu tiên chính là chất lượng đúc sản phẩm. Nếu đó là sản phẩm kém chất lượng thì dù có bảo vệ bằng mạ vàng hay dát vàng thì cũng nhanh chóng bị phá hủy (bởi đồng có tính chất sủi, đẩy đồng ra bề mặt khi đúc không chuẩn xác hay làm nguội bề mặt không chuẩn). Do vậy, sản phẩm tốt cần người thợ phải có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm.

tượng đồng có độ bền lâu

Tượng đồng có độ bền gần như trường tồn mãi với thời gian

Báo giá đúc tượng đồng theo yêu cầu

Giá của tượng đồng phụ thuộc vào loại tượng (bán thân hay toàn thân), mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, kích cỡ. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều mẫu mã cho nên khó để chúng tôi tổng hợp hết để báo giá cho quý bạn đọc. Dưới đây là một vào mẫu tượng đồng được ưa chuộng và được nhiều khách hàng tin chọn để bạn có thể tham khảo giá cả.

– Đối với những mẫu tượng có mẫu sẵn:

 Phân loại  Giá

Tượng Bác Hồ bán thân

Tượng Bác Hồ bán thân dát vàng

Tượng Bác Hồ kiểu dáng khác

 4.500.000đ - 40.000.000đ

 8.500.000đ - 120.000.000đ

 4.500.000đ - 55.000.000đ

Tượng Võ Nguyên Giáp bán thân

Tượng Võ Nguyên Giáp kiểu dáng khác

5.000.000đ - 25.000.000đ

14.000.000đ - 18.500.000đ

Tượng Phật phổ thông

Tượng Phật khảm tam khí

4.800.000đ - 9.000.000đ

10.500.000đ - 56.000.000đ

Tượng Trần Hưng Đạo phổ thông

Tượng Trần Hưng Đạo dát vàng

Tượng Trần Hưng Đạo mẫu mới

6.000.000đ - 30.000.000đ

8.500.000đ - 30.000.000đ

9.500.000đ - 45.000.000đ

Tượng khác... Liên hệ hoặc tham khảo giá niêm yết tại baolong