Trống Đồng có những loại nào? Ý nghĩa từng hoa văn trên mặt trống

18/02/2020

Trống Đồng hiện nay được chia thành 2 loại chính đó là Trống Đồng Đông SơnTrống Đồng Ngọc Lũ. Về hình dáng, cấu tạo thì 2 loại này tương đối giống nhau, tuy nhiên điểm khác nhau nằm ở hoa văn trên bề mặt trống. Để hiểu hơn về các loại trống đồng, quý khách có thể dành thời gian tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi.

trống đồng

Trống đồng hiện có 2 loại là Trống Đồng Đông Sơn và Trống Đồng Ngọc Lũ

1. Trống Đồng Ngọc Lũ

Nguồn gốc của trống đồng Ngọc Lũ

Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chỗ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trống vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì?

Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời (vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng), lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …

Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.

Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì?

trống đồng ngọc lũ

Trống đồng Ngọc Lũ hiện nay vẫn còn nhiều ẩn số mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa lý giải được

Ý nghĩa hoa văn trống đồng Ngọc Lũ cổ

+ Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém?

+ Sao lại chỉ có 18 con chim?

+ Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa?

Câu hỏi: Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau?

"Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe?"

- Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng

Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao?

Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.

- Một quyển lịch cổ xưa

Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.

Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.

Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.

ý nghĩa trống đồng

Mặt trống đồng Ngọc Lũ

- Cách đếm ngày và đêm

Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày (dương lịch tính 365 ngày) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ. Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.

Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận. Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.

Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.

Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.

Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tượng trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.

Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày. Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.

- Bắt đầu đếm từ đâu?

Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.

Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng. Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.

ý nghĩa trống đồng

- Thực hành việc ghi lịch và xem lịch:

Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.

Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.

Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.

( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ).

- Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống

“Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .

Riêng việc có một sáng kiến sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế không kém cỏi về khoa học, hợp lý, nhất là khi chúng ta được biết chưa thấy dân nước nào có một quyển lịch như vậy (Âm lịch hay Dương lịch).

Mặt trống đồng Ngọc Lũ quả đúng là một quyển lịch được sắp xếp và vẽ một cách thông minh. Trừ một vài chi tiết chưa hiểu rõ như đã nói, những nét chính của hình vẽ đã khiến ta chân thành khâm phục rằng: Với mức độ hiểu biết và tiến hoá của đời nay cũng chưa chắc có người bố trí nổi một bản ghi thời gian tài tình như thế.

trống đồng ngọc lũ

Một số mẫu trống đồng Ngọc Lũ đẹp nhất ngày nay

2. Trống Đồng Đông Sơn

Nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn

Nhiều tài liệu ghi rằng thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang, đặc biệt là giai đoạn Đông Sơn, văn hóa Văn Lang là thời kỳ phát triển cao nhất và rực rỡ nhất. Tại thời kỳ này đồ đồng thau đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và nghệ thuật, được mở rộng khắp các miền Bắc Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á, miền Nam Trung Hoa. Trong các sản phẩm được phát minh thời kỳ đó, trống đồng là minh chứng rạng ngời nhất.

Từ muôn đời nay, trống đồng Đông Sơn đã là biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn cũng như nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời vua Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Và trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trống đồng như một vật quý báu hội tụ hồn thiêng sông núi, tích tụ những tinh hoa dân tộc trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. 

Hiện nay, trong các buổi nghi lễ trang nghiêm như dịp lễ hội, tiếng trống đồng vang lên uy nghi tạo không khí thiêng liêng làm tăng lên niềm tự hào dân tộc.

Ý nghĩa hoa văn trống đồng Đông Sơn cổ

Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Các hoạ tiết trên trống khắc hoạ toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.

- Ở mặt trống đồng cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực. Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đây là mảng hoa văn chủ đề mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện thực.

- Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.

- Quan niệm tôn giáo của người Việt cổ: tục sùng bái mặt trời và chim vật tổ. 

Ngôi sao 14 cánh trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời của những cư dân trồng lúa nước. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ.

- Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ.

- Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ.

+ Trang phục: 

Quần áo được tả trên trống có các loại như : áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.

+ Nghệ thuật kiến trúc:

Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.

+ Tượng trang trí:

Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.

+ Vũ nghệ:

Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).

+ Âm nhạc:

Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống :

Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.

Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.

- Ngoài ra còn cho ta thấy tiết khí trong năm:

+ Tiết đông chí:

Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức.

Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc.

+ Tiết hạ chí: Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí.

- Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.

- Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.

Như vậy, qua các mô típ chạm khắc trên trống đã tái hiện cho chúng ta thấy nền văn hoá và những văn minh của xã hội Lạc Việt.

Mẫu mặt trống đồng đông sơn

Mẫu trống đồng Đông Sơn đẹp nhất hiện nay

Hướng dẫn đặt mua trống đồng tại cửa hàng

◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.

Khách hàng có thể đến trực tiếp hệ thống cửa hàng của Bảo Long để xem sản phẩm.

Xưởng SX: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - NĐ
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa - P. 4 - Q. Tân Bình
Hotline: 0968 966 268