Top 6 ngôi chùa miền Bắc thích hợp du xuân lễ chùa đầu năm

01/02/2021

Tết đến Xuân về, du hành đầu xuân đã trở thành thông lệ của người Việt. Đây là dịp để mọi người được cùng nhau vãn cảnh, tái tạo năng lượng, cầu bình an hạnh phúc cho một năm mới. Nếu chưa biết đi đâu Tết này ở miền Bắc, thử tham khảo những ngôi chùa lý tưởng thích hợp đi du xuân, khấn cầu đầu năm mới nhé. 

Du xuân đầu năm

Lễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi dịp Tết.  Không chỉ người dân đi lễ chùa mà có các công ty, doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức cho nhân viên chuyến đi lễ chùa du xuân để cầu tài lộc, bình an. Đây là dịp để người dân sum họp cùng với gia đình, người thân hưởng một chuốn vui chơi dịp năm mới. Đây cũng là dịp người dân đi lễ chùa để đưa những lời đầu xin, dâng hương lên chư Phật, Bồ Tát. 

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Nhu cầu du xuân càng ngày càng tăng, các ngôi chùa thời điểm này lại trở lên đông đúc. Việc này không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh quanh khu vực vui chơi mà còn phát triển ngành du lịch tâm linh những năm gần đây.

Du xuân lễ chùa đầu năm là một truyền thống tốt đẹp của người Việt

=>> Có thể bạn quan tâm: Cần chuần bị gì di đi lễ chùa đầu năm?

Top 6 ngôi chùa miền Bắc lý tưởng để du xuân đầu năm

1. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Nằm tại địa phận tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 130km. Cụm danh thắng Yên Tử có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự ra đời của Thiền Viện Trúc Lâm từ thời Trần. Ngày Lễ hội xuân Yên Tử diễn ra tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Sau những nghi lễ của lễ hội dưới chân núi là cuộc hành hương của hàng vạn người đến chùa Đồng trên đỉnh núi. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương tới thắp nén hương dâng lên lễ Phật và có rất nhiều công ty đã tổ chức đi tour lễ chùa đầu năm bởi đây là một địa điểm với cảnh quan kỳ vĩ và là chốn đất linh thiêng với quần thể chùa, di tích cùng văn hóa tâm linh có lịch sử lâu đời.

2. Chùa Ba Vàng

Những năm gần đây, chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí, Quảng Ninh đẩy mạnh việc mở rộng quy mô và mở cửa miễn phí cho du khách thập phương. Chùa Ba Vàng cũng được đánh giá là một trong những địa điểm lý tưởng cho các cá nhân, công ty di lễ chùa. Chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng, phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông.

Hội chùa Ba vàng khai hội vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Cứ đến thời điểm này là du khách từ khắp nơi tới lễ chùa cầu an đầu xuân. Chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là điểm tham quan, vãn cảnh rất đẹp của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, khách tới chùa có thể tìm hiểu về văn hóa Phật giáo, tĩnh tâm và hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn với tâm sáng, an lành. 

Chùa Ba Vàng thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, rất gần thủ đô Hà Nội

3. Đền Trần 

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa.

Lễ Khai Ấn đền Trần thường diễn ra hàng năm vào 3 ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch. Đền Trần rằm tháng Giêng năm nào cũng có rất nhiều du khách tới xin ấn bởi nhiều người tin rằng có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Ngoài việc xin ấn, dâng hương, đến đền vào ngày khai hội còn được trải nghiệm các loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn… Đây là địa điểm phù hợp vui chơi, cúng bái đầu năm.

4. Chùa Bái Đính

Cụm danh thắng Bái Đính Tràng An không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn vươn xa tầm thế giới. Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Viễn, Ninh Bình. Chùa là một quần thể chùa lớn nhất với nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Chùa hiện nay đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình.

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Chùa Bái Đính là một nơi tâm linh lễ chùa yêu thích của nhiều người. Ngoài dịp lễ hội xuân, du khách có thể tham quan cảnh chùa và khu quần thể xung quanh. Thông thường khi du khách tới đây sẽ kết hợp đi du lịch Bái Đính – Tràng An, vừa đi lễ Phật vừa tham quan thắng cảnh nổi tiếng.

Chùa Bái Đính là ngôi chùa nổi tiếng phía Bắc được nhiều du khách thập phương ghé đến dịp tết

5. Phủ Tây Hồ

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người đều muốn tìm đến chốn linh thiêng để cầu mong sự an lành ấm áp, một trong những địa điểm thu hút đông đảo lượng khách từ các phương đó chính là Phủ Tây Hồ - Hà Nội. Đây là ngôi đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thế kỷ XVII nhằm tưởng nhớ đến Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong những vị Thánh Bất Tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt. 

Hằng năm, Phủ mở chính hội vào hai ngày là mùng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch. Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm, đầu tháng hay ngày rằm người dân đến thờ cúng rất đông. Khách đến lễ chùa thường với mục đích cầu tài lộc, may mắn, cầu Thánh Mẫu che chở bình an.

6. Chùa Hương

Chùa Hương hay chùa Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Chùa Hương là địa điểm du xuân, hành hương nổi tiếng ở khu vực phía Bắc nhiều năm nay.

Chùa Hương nổi tiếng với động Hương Tích có 2 hòn nhũ đá người ta gọi là Núi Cô , Núi Cậu. Ai muốn cầu Cô hay Cậu thì sắm lễ cầu xin , cúng tiền công đức cho chùa rồi xoa đầu Cô hay Cậu thì Cô Cậu sẽ về đầu thai. Ngoài khách du xuân, đây cũng là nơi nhiều Phật Tử tiến về thắp hương khấn vái chư vị Đức Phật.

=>> Có thể bạn quan tâm: Đi chùa khấm như thế nào?

Những lưu ý khi đi chùa đầu năm

- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc năm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực điện thờ, ban Tam Bảo.

- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào trong điện thờ khi lễ Phật. Hãy ăn vận trang trọng, chỉnh trang gọn gàng trước khi tiến vào trong đại điện.

- Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

- Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở nách,… Điều này phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn trong điệnTam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,…

- Khi thắp hương, khấn vái cần thanh tâm. Đặc biệt thắp hương theo thứ tự các điện thờ trong chùa.

Nguồn: Tổng hợp

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0968.966.268

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.