Thực hư việc hô thần nhập tượng

29/06/2020

Hô thần nhập tượng là việc? Thực hư về việc hô thần nhập tượng. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này xin mời các bạn đọc chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây

Quan niệm hô thần nhập tượng là gì?

Hô thần nhập tượng hay còn gọi là khai quang điểm nhãn, lễ an vị,...thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Dân gian thường hiểu nôm na nghi lễ này là phương pháp các cao tăng “thổi” vào tượng thần, phật linh khí...

Hô thần nhập tượng là nghi thức rất phổ biến trong Phật giáo

Hay một số Phật tử có điều kiện muốn thờ Phật tại nhà thường thỉnh các sư về nhà làm lễ này. Phật tử nào không có điều kiện trước khi thỉnh tượng Phật về thờ tại nhà cũng thường hay đưa lên chùa nhờ các sư khai quang điểm nhãn.

>> Qúy vị tham khảo ngay 99+ mẫu tượng Phật bằng đồng tốt nhất hiện nay

Tuy nhiên trên thực tế, ít người hiểu đúng ý nghĩa của nghi thức khai quang điểm nhãn, hô thần nhập tượng trong đạo Phật. Một số người quan niệm mê tín rằng "nếu không làm lễ khai quang, tức là đưa Thần Lực của Phật an ngự vào tôn tượng, thì có những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường." Hoặc hiểu ý nghĩa của khai quang điểm nhãn hô thần nhập tượng là "làm tăng linh khí của pho tượng trước khi thờ cúng". Hoặc cho rằng "việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị thầy biết được bộ môn Khai quang điểm nhãn. Tức là phải biết mật mã để khai mở."

Hiểu đúng bản chất việc hô thần nhập tượng

Liên quan đến nghi lễ “khai mắt” cho tượng Phật, căn cứ theo trích lục từ Từ điển Phật học định nghĩa thì mắt thường được chia ra ngũ nhãn là: Nhục nhãn: mắt của thân xác; Thiên nhãn: mắt của chư thiên trên cõi trời sắc giới, cũng là mắt mà thiền giả đắc được khi đang tu tập. Với mắt này thì chẳng luận gần, xa, trong, ngoài, sáng tối, đều thấy được tất cả; Huệ nhãn: mắt của các vị tu tập đắc đạo, nhờ dùng trí tuệ quán được chân không vô tướng; Pháp nhãn: mắt trí tuệ của chư vị Bồ Tát, vì hóa độ chúng sinh nên nhìn thấy tất cả các pháp môn; Phật nhãn: Mắt của Chư Phật.

Theo Vô Lượng Thọ Kinh, chư Bồ tát ở cõi Tịnh độ có Ngũ nhãn và thường được hiểu là: Nhục nhãn: trong suốt, không có gì là không phân biệt tỏ rõ; Thiên nhãn: thông đạt, vô lượng, vô hạn; Pháp nhãn: quan sát cùng tột thật tướng của các pháp; Huệ nhãn: thấy được chân tướng, có thể độ chúng sanh sang bờ an vui; Phật nhãn: con mắt thấy đầy đủ, thông suốt vạn pháp.

Nói rộng ra như vậy để thấy rằng, riêng một tứ là “nhãn” trong phật pháp đã bao hàm nhiều tầng nghĩa. Thế nên, việc suy luận trần tục về một nghi lễ liên quan đôi khi sẽ gián tiếp tạo nên góc nhìn lệch lạc, ảnh hưởng đến việc tu tập đạo đức của nhân sinh, làm biến thiên tính chất cao đẹp vốn có của đạo Phật. Phật giáo hướng đến tu tâm và thành tâm, tu tập mong vượt thoát khỏi khổ đau và tham luyến, nên chuyện khai quang điểm nhãn để tượng Phật có thần lực, không cho ma quỷ chiếm phần công quả hay là để thêm linh nghiệm thì tuyệt đối là không có.

Bởi, cần phải hiểu việc thờ Phật và Bồ tát tại chùa cũng như tại gia vốn có ý nghĩa là nhằm nhắc nhở mọi người y theo lời dạy của chư Phật mà chăm chỉ tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này đều có nhân có quả, thờ Phật, Bồ tát không phải là để cầu xin ban phước ban lộc. Thế nên, không có chuyện cầu xin, cúng bái mà được.

Tạo nghiệp lành thì gặt quả lành, gieo duyên ác ắt gặp lại điều ác. Đó là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy, xét cho cùng, mục đích của việc hành trì nghi lễ khai quang điểm nhãn trong đạo Phật trước khi tượng Phật, Bồ tát nào đó được tôn thờ trong chùa cũng như tại nhà là để nhắc nhở mọi người hằng ngày phải luôn luôn hành trì Phật pháp, chùi rửa tâm bất tịnh để đạt được đến quả vị Phật, theo con đường của Phật mà tu tâm dưỡng tính.

Nguồn: Sưu tầm

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.