17/11/2020
Thờ Tứ Phủ là tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của nhân dân ta, gắn liền với tín ngưỡng Thờ Mẫu và được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Vậy Tứ Phủ gồm những vị Thần nào? Thờ Tứ Phủ có ý nghĩa gì? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ là một nét đẹp dân gian thuần Việt, tức chỉ có tại Việt Nam. Tín ngưỡng phổ biến và có lịch sử lâu đời và được gìn giữ cho đến bây giờ. Tứ Phủ hay Tứ Phủ Công Đồng là một nhánh phổ biến của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Miền Bắc. Tứ Phủ là khái niệm thường được gắn với Tam Phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam.
Các vị thầm khâm sai của Tứ Phủ được thờ hầu hết tại các chùa ở miền Bắc. Đôi khi cũng có những vị Thần thuộc các văn hoá khác được kết nạp. Nữ Thần Thiên Y A Na của người Chăm được nhập vào hệ thống Tứ Phủ và được thờ làm Mẫu Thiên. Trong khi đó, nhiều tài liệu cho răng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công Chúa. Bà cũng được coi là Mẫu Địa phủ, vị Mẫu thứ tư.
Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ phủ được xây dựng từ Tam phủ cộng thêm mẫu Liễu. Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
>>> Xem thêm: Đồ thờ cúng thờ Tứ Phủ bằng đồng
Hệ thống thần linh của Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Nhưng dù vậy, vị trí các vị Thần cũng không thay đổi quá nhiều.
1. Chư Phật
2. Vua Cha
3. Thánh Mẫu
4. Quan Lớn
5. Chầu Bà
6. Ông Hoàng
7. Thánh Cô
8. Thánh Cậu
Phía dưới bao giờ cũng có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt. Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng xuống.
– Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
– Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên – hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tượng trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho cõi nước. Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, tượng trưng cho cõi đất.
(Theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.)
– Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, bảo vệ xã tắc an bình. Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.
=>> Bát hương, Lư hương thờ Thần, thờ gia tiên
Tứ Phủ là một phần của tín ngưỡng Thờ Mẫu nói chung. Mà tín ngưỡng này lại dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Do đó mà một số Thần, Phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế,... Những vị Thần, Phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: Cõi trời (Thiên phủ), cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị Thần, Thánh, quan, chầu, Hoàng Tử, Cô Cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương. Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả). Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm. Còn Thoải phủ tương ứng với màu trắng, Địa phủ tương ứng với màu vàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa đạo Phật và các Tôn giáo khác trên thế giới
Tín ngưỡng Thờ Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa của người Việt, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng nhiều giá trị đạo đức, văn hoá và tính nhân văn sâu sắc. Cho nên, việc Thờ Tứ Phủ trong văn hoá Việt không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn mang nhiều ý nghĩa như:
– Mang giá trị tinh thần và tâm linh: Di sản tín ngưỡng thờ Tứ Phủ mang yếu tố linh thiêng, được hình thành, phát triển và truyền qua các thế hệ đã thể hiện một tinh thần tự tôn dân tộc, tinh hoa của văn hoá bản địa. Từ xưa, ông cha ta cho rằng Thờ Tứ Phủ còn giúp con người cảm nhận được sự gắn kết với các lực lượng thiên nhiên, mang lại cảm giác an lành và bình yên trong cuộc sống.
– Thể hiện lòng thành kính và biết ơn: Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ là một phần không thể thiếu của văn hoá tâm linh Việt Nam, thể hiện sự tôn kính đối với thiên nhiên và các vị thần linh cai quản bốn yếu tố cơ bản: Trời, Đất, Nước và Núi rừng. Đây cũng là biểu hiện của truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
– Biểu tượng của giao thoa văn hoá: Những vị Thần được thờ phụng trong tín ngưỡng Tứ Phủ được ông cha ta khéo léo kết hợp, tiếp thu có chọn lọc và bản địa hoá các yếu tố tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như thờ cúng tổ tiên, Phật Giáo, Nho giáo và dung hoà các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số khác. Do đó, thờ Tứ Phủ chính là minh chứng cho sự giao thao, đa dạng văn hoá và gắn kết các cộng đồng dân tộc, tôn giáo.
Chính vì Thờ Tứ Phủ mang những ý nghĩa đặc biệt trên, thế hệ trẻ hiện nay cần có phong thái tìm hiểu, tiếp nhận và phát huy tín ngưỡng Tứ Phủ theo nhiều cách, đảm bảo rằng truyền thống này không bị mai một mà vẫn tiếp tục được lưu giữ đời đời và luôn biến chuyển tích cực để thích ứng với xã hội hiện đại.
Trên đây là những thông tin về tín ngưỡng thờ Tứ Phủ mà Đúc Đồng Bảo Long đã nghiên cứu và tổng hợp lại từ những tài liệu chính thống. Hy vọng qua bài viết trên, quý bạn đọc sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng truyền thống có giá trị lưu giữ đời đời này của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu quý khách đang có nhu cầu cần mua tượng Thần Linh Tứ Phủ bằng đồng uy tín, chất lượng, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các tín ngưỡng dân gian nổi bật tại Việt Nam
Bài viết khác
Các Mẫu Tranh Dành Cho Chung Cư đẹp nhất hiện nay (22/02/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Biệt Thự, Lâu Đài (21/02/2023)
Các bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân được yêu thích nhất (13/01/2023)
Top 10 mẫu liễn thờ, tranh thờ cho phòng thờ đẹp nhất hiện nay (11/01/2023)
Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất (07/01/2023)
Các mẫu CHÂN NẾN THỜ đẹp, phổ biến nhất hiện nay (05/01/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Phòng Thờ đẹp nhất hiện nay (03/01/2023)
Top 10 bức tranh treo ngày Tết rước Tài lộc, May mắn vào nhà (29/12/2022)
Xem ngay +20 mẫu ĐỒ THỜ CÚNG bày trí phòng thờ đẹp nhất (28/12/2022)
Làm sao để chọn Tranh Phong Thủy treo phòng khách tốt nhất? (27/12/2022)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter