Tết cổ truyền xưa và nay khác nhau như thế nào?

22/01/2021

Thời xưa hay thời nay, Tết Nguyên Đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt. Không chỉ là thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tết còn chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng sâu sắc, độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cùng với dòng chảy của thời gian và sự giao thoa nhiều luồn văn hóa mới, Tết cổ truyền xưa và nay khác nhau như thế nào?

Tết Nguyên Đán - Ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc 

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội lớn nhất ở người Việt. Dù là thời xưa hay thời nay, chúng ta vẫn lưu giữ được nét đẹp về phong tục cũng như tín ngưỡng sâu sắc,độc đáo mang đậm nét văn hóa.

Tết Nguyên Đán, Tết ta, tết âm lịch, là tên gọi chung của dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa ở Việt Nam. Đây là phong tụng đón Tết của một số nước trong hệ đồng văn tại của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Đây được là dịp lễ để các thành viên gia đình được nghỉ ngơi, cùng nhau tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới sang. Tết, cũng là thời điểm các gia đình dâng những mâm cơm lễ cúng tới gia tiên, tiền tổ, tới Phật và chư vị Thần Thánh. Tết Nguyên Đán, một trong những thời khác trọng đại, có thể ảnh hưởng tới vận hạn của một cá nhân hay một gia đình.

Dù là thời xưa hay nay, Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt

=>> Có thể bạn quan tâm: Nghi thức thắp hương cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt

Sự khác biệt Tết cổ truyền xưa và nay

Tết cổ truyền thời xưa

Người xưa, Tết không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một năm vất vả, bận rộn mà còn là niềm hi vọng và mong chờ vào một năm mới an lành đến với gia đình. Vì đây là một dịp lễ trọng đại, nên các gia đình sẽ chuẩn bị từ rất sớm. Ông cha ta có câu: 

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi nhà nhà cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn đi tạ mộ ông bà cụ kỵ; lau dọn bàn thờ tổ tiên; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm... Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn...

Chỉ có một số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền. Đại đa số người dân lấy bánh chưng, thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Nhà đông người hay có điều kiện thì mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai, ba, bốn nhà một con. Thời xưa, người nồn dân đói khổ, chủ yếu ăn rau và lương thực. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ, trước cúng, sau ăn. Các món ăn thường được nấu dâng lên mâm cỗ như chả giò, nem rán, canh mọc;...

Bánh trưng là một trong những món không thể thiếu những ngày đặc biệt như thế này

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân. Dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón “ông bà ông vải” về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ.

Khâu chuẩn bị cuối cùng là tiền lẻ để "lì xì" cho trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát lì xì. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh sắm sửa Tết cho nhà mình, người xưa còn chuẩn bị đồ lễ, biếu. Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ, nhiều ít tuỳ hoàn cảnh sinh sống; học trò, dù có trở thành ông nghè, ông cống, bia đá có đề tên thì cũng nhớ về thăm thầy cũ. Có thể thấy, công việc chuẩn bị cho Tết nhiều công đoạn và vất vả, nhưng mọi người ai nấy đều vui mừng háo hức

Tết cổ truyền ngày nay

Dù Tết vẫn như trước, là một dịp lễ trọng đại quan trọng nhất với người Việt Nam, như người trẻ thời nay ít hào hứng hơn mỗi dịp Tết đến. Theo dịp sống hối hả và áp lực từ công việc, những thủ tục truyền thống xưa được lược bỏ đi khá nhiều sao cho phù hợp với thờ gian và thuận tiện hơn. Ngày nay, các gia đình đơn lẻ rất phổ biến, cũng có những gia đình xa quê lập nghiệp xa. Không khí cả xóm quay quần cùng chuẩn bị đón Tết gần như đã không còn.

Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay.

Tết nay, bên cạnh xu hướng về quê đón Tết của những người xa xứ, còn có xu hướng đi du lịch của những gia đình hiện đại. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để cho mọi người được ăn ngon mặc đẹp, thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, thăm thú bạn bè hay đi du lịch...

Tuy vậy, người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, phong tục, tín ngưỡng truyền thống như: tảo mộ, dọn dẹp trang trí nhà cửa, cúng giao thừa, xin lộc, mừng tuổi (lì xì)...

Dù được giản lược đi nhiều, nhưng các tục lệ như cúng Ông Công, Ông Táo vẫn được lưu giữ

Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của người Việt; là dịp để mọi người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, như: ăn ngon, mặc đẹp, nói điều hay, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát lộc phát tài”… Đặc biệt, Tết là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

=>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi lau dọn ban thờ ngày Tết gia chủ cần lưu ý

Những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên Đán

Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy từng địa phương.

Lễ cúng ông Công ông Táo

Ông Công là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, gồm hai ông, một bà, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp núc sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.

Thăm mộ tổ tiên

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Để đón tết, mọi nhà dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp. Tất cả các đồ dùng trong gia đình đều được lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Thêm cây quất, cành đào (mai), câu đối… làm cho không gian thêm sắc màu, ấm cúng.

Mọi nhà dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp dịp Tết

Lễ Tất niên

Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc của năm cũ. Theo phong tục, đến thời điểm tất niên, mọi người đều thu xếp thanh toán hết nợ nần, xoá bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hoà hơn.

Vào chiều 30 Tết, sau khi đã hoàn thành xong mọi công việc, gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà. Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình trong những này Tết. Không chỉ làm cho không gian cúng thêm ấm áp, hài hòa, rực rỡ, mâm ngũ quả còn thể hiện sinh động ý tưởng triết lý-tín ngưỡng-thẩm mỹ và là nơi gửi gắm ước nguyện của mỗi gia đình.

Lễ Giao thừa

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, các thành viên trong gia đình cung kính chắp tay lễ trước bàn thờ tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, phát lộc phát tài.

Tục xông nhà

Theo phong tục, người xông nhà là người đầu tiên đến nhà sau giao thừa. Người ta tin rằng, người xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà trong cả năm mới, tuổi tác người xông nhà cũng khá quan trọng. Vì thế, ngay từ trước tết chủ nhà thường hẹn người quen biết, đẹp người đẹp nết, hợp tuổi để đến xông nhà cho nhà mình.

Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm

Phong tục chúc tết, mừng tuổi

Chúc tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người. Theo lệ, thường thì vào mùng 1 con cái chúc tết ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm. Tiền lì xì thường là những tờ tiền còn mới, vì người ta quan niệm rằng, năm mới cái gì cũng phải mới mẻ thì một năm sẽ gặp được nhiều điều may mắn đến.

Nguồn: Sưu tầm

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0968.966.268

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.