14/01/2021
Quán Tự Tại là ai? Và ý nghĩa tượng Quán Âm Tự Tại là gì? Tại sao Ngài lại được thờ phụng nhiều tại các chùa Phật giáo? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về danh hiệu Quán Tự Tại, hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Quán Tự Tại hay Quán Âm Tự Tại thực ra là một trong những danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát. Bởi Quan Thế Âm Bồ Tát có đến 33 ứng thân, thiên biến vạn hóa, khi hiện thế ở hình dáng này, khi hiện thế ở hình tướng khác. Trong đó, Quán Âm Tự Tại chính là một ứng thân khác một danh hiệu khác của Ngài.
Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quán Tự Tại Bồ Tát, trong vô lượng kiếp quá khứ đã đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Có đại bi nguyện lực vì muốn làm duyên khởi phát tất cả các hạnh Bồ Tát, giúp chúng sinh an lạc, yên vui, bình an mà hiện thân thành Bồ Tát. Do đó, hết thảy chúng sinh, chư vị Bồ Tát, Phạm Vương, Đế Thích, Long Thần cần cung kính, không được khinh mạn.
>>> Xem thêm: 66+ tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng đẹp
Vì sao gọi Quan Thế Âm Bồ Tát là Quán Tự Tại?
Tên gọi Quán Tự Tại xuất phát từ chính pháp môn mà Quan Âm Bồ Tát tu tập. Bởi Ngài có khả năng quan sát, nghe được, thấy được tất cả những công đức, nghiệp báo của mọi chúng sinh. Ngài có năng lực cứu độ chúng sinh và giúp họ thoát khổ, có được sự an lạc, bình yên, vui vẻ, hạnh phúc và tự do tự tại trong cuộc sống. Chính vì thế, danh hiệu này của Ngài có nghĩa là chỉ cần chúng ta biết quán chiếu chính mình, nhận ra rõ ràng chính bản thân thì chính vào giờ khắc đó bạn đã đạt được thành tựu tự tại.
Còn theo kinh Bát Nhã Tâm, với tên gọi Quán Tự Tại thì “Quán” là chiếu, tức là trí tuệ thấy suốt lẽ có không; “Tự Tại” là tự do, cũng là quả giải thoát mà Ngài đã đạt được. Quán Tự Tại chính là xem xét, nhìn lại chính mình, thấy rõ bản thân, nhận thấy năm uẩn đều là giả tạm, không có tự tính và ngộ ra điều này sẽ có thể vượt qua khổ đau.
Còn trong tiếng Phạn, tên của Quan Âm Bồ Tát là Avalokiteśvara. Trong đó lokite là có nghĩa là có khả năng nhìn thấy được mọi nơi trên đời, śvara là vị chúa tể có quyền năng hành xử mọi việc một cách tự do.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa thờ Quan Âm Tống Tử trong đời sống
Việc thờ tượng Quán Âm Tự Tại mang nhiều ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Do đó, tượng không chỉ được thờ tại chùa mà còn được nhiều Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Các ý nghĩa đó được thể hiện qua:
– Chỗ dựa tâm hồn, tinh thần cho chúng sinh: Quán Âm Tự Tại có khả năng nghe hết các âm thanh của thế gian. Ngài có hạnh nguyện từ bi vô hạn, là chỗ dựa tâm hồn cho chúng sinh đang sống trong bể khổ, đang trải qua những giai đoạn khó khăn, tuyệt vọng nhất. Và họ cần đến một người có thể giúp họ tĩnh tâm, chế ngự nỗi sợ và che chẻ, cảm thông cho họ. Khi ấy, Quán Âm Tự Tại sẽ xuất hiện để lắng nghe nỗi lòng của họ.
– Giúp đỡ chúng sinh trên con đường tu tập: Không chỉ Quán Âm Tự Tại, mà thờ các tượng Phật khác cũng là giúp chúng ta có thể nương nhờ hình tướng của các Ngài mà thành tâm tu tập, tích luỹ phước báu. Nếu tâm dễ dao động, thiếu sự kiên đinh thì khó mà tu tập được. Chính vì thì, sư hoá thân của các Ngài sẽ nhắc nhở người tu tập cần giữ vững tâm của mình, ánh sáng trí tuệ của các Ngài sẽ giúp chúng sinh sớm giác ngộ.
– Soi xét, xám hối chính bản thân mình: Pháp môn tu hành của Quan Âm Tự Tại là quán chiếu và xem xét. Không chỉ nhìn và xét chúng sinh, bản thân Ngài cũng phải tự quán chiếu và xem xét chính mình. Do đó, đây cũng là việc đầu tiên mà người tu hành cần làm, quán chiếu, sám hối và đánh giá xem bản thân đã mắc lỗi gì, đã sửa chưa và nên làm gì để sửa lỗi đó.
– Mang lại sự tự tại trong tâm, sống an lạc: Khi đảnh lễ, tụng xưng danh hiệu của Quán Tự Tại, chúng ta có thể cảm nhận được sự ung dung, nhẹ nhàng, tự do tự tại trong tâm hồn. Từ đó, ta sẽ cảm ngộ được sự tự tại trên con đường tu hành, buông bỏ đi những trói buộc vô minh, kìm hãm sự tự do. Ngài sẽ giúp chính sinh thức tỉnh và sống đối nhân xử thế sao cho phải đạo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm thế nào mới đúng?
Ngày nay, có nhiều gia đình lập ban thờ Phật tại gia. Khi thờ tượng Quán Âm Tự Tại tại gia cần lưu ý một số điều sau để không phải phạm vào những điều cấm kị:
– Nên khai quang điểm nhãn cho tượng Quán Âm Tự Tại trước khi thờ phụng. Gia chủ nên nhờ các sư thầy ở chùa để thực hiện nghi lễ này.
– Không nên đặt tượng Quán Âm Tự Tại cùng các tượng phong thủy Đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công... Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.
– Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Phật Bà Quan Âm để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo.
– Trên ban thờ Quán Âm Tự Tại, gia chủ nên chuẩn bị các đồ thờ cúng như bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Phật Quan Âm, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài.
– Nên lập hai ban thờ Quán Âm Tự Tại và bàn thờ gia tiên tách biệt nhau. Nếu cùng 1 ban thờ, tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.
– Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.
Trên đây là những thông tin về Quán Tự Tại là ai và ý nghĩa tượng Quán Âm Tự Tại mà Đúc Đồng Bảo Long đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên, quý độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hiểu hơn về những giá trị của Phật giáo.
>>> Xem thêm: 200+ Đồ thờ bằng đồng cho ban thờ Phật chất lượng
Bài viết khác
Các Mẫu Tranh Dành Cho Chung Cư đẹp nhất hiện nay (22/02/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Biệt Thự, Lâu Đài (21/02/2023)
Các bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân được yêu thích nhất (13/01/2023)
Top 10 mẫu liễn thờ, tranh thờ cho phòng thờ đẹp nhất hiện nay (11/01/2023)
Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất (07/01/2023)
Các mẫu CHÂN NẾN THỜ đẹp, phổ biến nhất hiện nay (05/01/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Phòng Thờ đẹp nhất hiện nay (03/01/2023)
Top 10 bức tranh treo ngày Tết rước Tài lộc, May mắn vào nhà (29/12/2022)
Xem ngay +20 mẫu ĐỒ THỜ CÚNG bày trí phòng thờ đẹp nhất (28/12/2022)
Làm sao để chọn Tranh Phong Thủy treo phòng khách tốt nhất? (27/12/2022)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter