22/04/2020
Nếu bạn không phải là phật tử hoặc là người mới tìm hiểu về Phật giáo thì sẽ rất dễ nhầm tưởng Phật Thích Ca và phật A Di Đà là cùng một vị phật. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn khác bởi đây là hai vị phật tách biệt. Trong đó một vị có thật được lịch sử ghi lại, còn một vị lại xuất hiện trong kinh Phật giáo. Làm sao để phân biệt tượng Thích Ca và A Di Đà? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà (cõi đau khổ trần gian, chính là Trái Đất nơi mà con người sinh sống). Ngài từng sống trên trái đất chứ không phải là vị Phật huyền thoại và là người đã sáng lập ra Phật Giáo. Ngài còn được gọi là Phật Tổ.
Đức Phật A Di Đà là vị phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại thừa. Ngài là vị phật cứu độ chúng sinh. Cái tên của ngài mang ý nghĩa rất hay đó là "Vô Lượng Thọ" (nghĩa là thọ mệnh vô lượng và vô lượng quang, ánh sáng vô lượng). Ngài không sống trên trái đất mà xuất hiện trong Kinh Phật Giáo. Đặc biệt, ngài còn được biết đến là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây phương.
Đầu tiên chúng ta hãy quan sát, tượng phật A Di Đà trên đầu sẽ có các cụm tóc hình xoắn ốc. Mắt ngài thường nhìn xuống và miệng luôn thoáng nở nụ cười. Người khoác áo cà sa màu đỏ chéo vai là tượng trưng cho màu của mặt trời lặn phương Tây. Trước ngực thường có chữ "Vạn".
Trong khi đó tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có tóc búi tó hoặc cụm xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu nâu hoặc vàng. Nếu áo có hở ngực thì không xuất hiện chữ "Vạn" đằng trước. Phật có dáng ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu với đôi mắt mở ba phần tư.
Tượng Phật A Di Đà có thể thay đứng, tay làm ấn giáo hóa. Tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trời, tay trái đặt ngang bụng chỉ xuống. Hai lòng bàn tay của ngài sẽ hướng về phía trước. Mỗi bàn tay đều có ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau để tạo thành vòng tròn.
Ngoài ra, Phật A Di Đà còn có một thế ngồi khác là "kiết già trên hoa sen". Tay ngài bắt ấn thiền, tay kia để ngang bụng. Lưng bàn tay phải đặt chồng lên lòng bàn tay trái, đồng thời hai ngón cái chạm nhau.
Trong khi đó, Phật Thích Ca lại ngồi ở tư thế ngay ngắn trên đùi. Hai tai ngàu bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân. Bên cạnh đó, tay ngài có thể cầm một chiếc bát và không bao giờ duỗi thẳng tay.
Một trong những cách đơn giản để phân biệt tượng Thích Ca và tượng A Di Đà chính là thông qua các nhân vật đi kèm. Đức Phật A Di Đà thường được minh họa bằng hau vị Bồ Tát là Đại Thế Chí ở bên phải với tay cầm bông hoa sen. Và Quán Thế Âm ở bên trái với tau cầm cành dương và bình nước cam lộ.
Mặt khác, tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường đi kèm cùng hai vị tôn giả là A Nan Đà với vẻ mặt trẻ ở bên phải. Và Ca Diếp với vẻ mặt già ở bên trái.
Trên đây là những chia sẻ của Đúc Đồng Bảo Long về cách phân biệt tượng Thích Ca và A Di Đà. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích đối với người đọc. Nếu quý khách đang có nhu cầu đúc tượng Phật với kích thước, trọng lượng lớn nhỏ tùy ý, hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi. Đúc Đồng Bảo Long với nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường đúc tượng đồng cam kết sẽ khiến quý khách hài lòng. Truy cập website: https://baolongbrass.com/ để tham khảo thêm các công trình đúc tượng của chúng tôi.
Bài viết khác
Tư vấn chọn tranh mừng khai trương ý nghĩa, độc đáo (27/02/2023)
Tư vấn chọn tranh cho căn hộ chung cư đẹp, sang trọng (26/02/2023)
Tư vấn chọn tranh cho phòng ngủ được tham khảo nhiều nhất (24/02/2023)
Tư vấn cách chọn tranh mừng sinh nhật đẹp, độc đáo và ý nghĩa (23/02/2023)
Tư vấn chọn tranh mừng tân gia ý nghĩa, độc đáo (18/02/2023)
Mua tranh gì để tặng đồng nghiệp nhân dịp đặc biệt? (07/02/2023)
Mua tranh gì khi đi mừng khai trương thì ý nghĩa nhất? (18/01/2023)
Mua tranh gì để tặng sếp thì đẹp và ý nghĩa? Top 5 bức tranh đáng chọn nhất (17/01/2023)
Mua tranh gì để tặng mừng sinh nhật thì đẹp và ý nghĩa nhất? (16/01/2023)
Mua tranh gì để tặng thầy cô thì đẹp và ý nghĩa nhất? (15/01/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter