Những lưu ý khi cúng Ông Công - Ông Táo gia chủ cần biết

24/12/2020

Mỗi dịp cuối năm, các gia đình lại nô nức chuẩn bị để tiễn năm cũ, chào năm mới đến mang nhiều may mắn cho gia đình. Trong đó, cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là tục lệ quan trọng, không thể bỏ qua. Những lưu ý khi cúng ông Công - ông Táo là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Sự tích Ông Công - Ông Táo

Dù rằng hầu như gia đình nào cũng thờ Thổ Công, Ông Táo, Thần Tài nhưng lai lịch và thân thế của chư vị Thần chưa chắc nhiều người đã nắm rõ. Bởi nếu xét về nguồn gốc, Thổ Công, Thần Tài, Ông Táo,... là các vị Thần thuộc Đạo giáo Trung Hoa. Sau này, Việt Nam tiếp du nhập và tiếp nhận những nét văn hóa độc đáo của nước láng giềng. Sau này kết hợp với tín ngưỡng thờ cúng bản địa mà trở thành một tín ngưỡng thờ không thể thiếu của người Việt.

Theo truyền thuyết, Ông Táo là một vị thần có lịch sử lâu đời và lai lịch hiển hách trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tiên Tần đến thời Minh Thanh, việc cúng tế thần Táo quân được coi là một lễ tế quan trọng của triều đình phong kiến. Các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhiều ghi chép về phong tục tế thần Táo quân.

Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà". Trong đó bao gồm vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Vid lí do này, cứ mỗi dịp 23 tháng Chạp, người dân lại sắp lễ cúng vị Thần, tiễn Ngài về trời báo cáo.

Sự tích Ông Công - Ông Táo bắt nguồn từ Đạo giáo Trung Hoa, sau đó du nhập vào Việt Nam

=>> Có thể bạn quan tâm: Những đồ vật nhất định phải có trên ban thờ Thổ Công - Thần Tài

Ý nghĩa cúng Ông Công -  Ông Táo trong văn hóa Người Việt

Từ lâu tục cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Người ta quan niệm rằng, ông Táo giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ yên bình đối với những người trong gia đình. Các Táo quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong nhà cho nên cứ đến 23 tháng Chạp các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Cũng theo quan niệm của người Việt, cá chép cũng là một loại phương tiện duy nhất có thể đưa các Táo lên chầu trời. Do đó, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép với ngụ ý "Cá chép hóa rồng", vượt vũ môn làm phương tiện cho các Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của tập tục này để lễ cúng được trọn vẹn, ý nghĩa và mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại cúng ông Công - ông Táo để tiến Ngài về trời báo cáo

=>> Có thể bạn quan tâm: Cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì?

Những lưu ý khi cúng Ông Công - Ông Táo cần tránh

Tục lệ thờ cúng Ông Công - Ông Táo mỗi dịp cuối năm luôn là một trong những nghi lễ linh thiêng nhất trong mỗi gia đình. Không thể tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Gia chủ cần lưu ý những lỗi cơ bản như sau:

1. Nơi cúng ông Công ông Táo

Trong quan niệm dân gian, công Công là thần Thổ Công, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Song các chuyên gia nghiên cứu tâm linh lại cho rằng việc cúng như vậy là không đúng.

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng chính của gia đình. Ngoài ra, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Các lễ vật chuẩn bị gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày với một con ngựa bằng giấy hoặc 3 con cá chép và tiền vàng

Cúng ông Công, ông Táo ở nơi trang trọng, uy nghiêm

2. Thời điểm cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo (cúng Táo quân) là tục lệ truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều gia đình lựa chọn cúng ông Công ông Táo sớm hơn ngày chính. Tuy nhiên, cần tránh cúng vào ngày rằm tháng Chạp. Nên cúng sớm nhất từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Trong tín ngưỡng dân gian, 12h trưa ngày 23 Tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo về chầu trời, do đó cần tiến hành trước giờ này.

3. Mâm cúng ông Công ông Táo

Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, các gia chủ thường làm mâm cỗ mặn gồm: đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Các lễ vật chuẩn bị gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày với một con ngựa bằng giấy hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.

4. Cúng tiền âm phủ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, các gia chủ không đốt quá nhiều tiền âm phủ. Nhiều gia đình cũng sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng để mua vàng mã về đốt vì tin rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua nhiều việc làm xấu trong năm. Mặc dù vậy, điều này không những gây tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

5. Thả cá chép cúng ông Công ông Táo

Sau lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó trải tro xuống sông hồ cùng với việc phóng sinh cá chép. Mặc dù vậy, có nhiều gia đình thường đứng trên cầu ao thả cá xuống sông, như thế sẽ làm chết cá, đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh phương tiện đi lại của các Táo. Hãy lựa chọn không gian, môi trường thích hợp để phóng sinh. Việc này không chỉ có ý nghĩa là gửi phương tiện cho ông Táo về trời mà còn mang ý nghĩa nhân quả trong Phật giáo. Đức Phật dạy con người luôn lấy đức hiếu sinh, chăm làm việc thiện, có như vậy mới tìm được con đường hạnh phúc.

Sau khi làm lễ cúng ông Công - ông Táo các gia đình thường tiến hành hóa vàng, phóng sinh cá chép

6. Khấn vái trong lễ cúng

Lễ cúng 23 Tháng Chạp hàng năm mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Do đó, việc cầu xin phú quý sung túc là không nên, các gia chủ chỉ nên khấn xin Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm của mình.

Nguồn: sưu tầm

Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích cho các bạn về Tết cổ truyền của Việt Nam, ngày tết Ông Công Ông Táo. Gia chủ đang quan tâm đến các sản phẩm đồ thờ cúng bày trí ban thờ gia tiên thần Phật, liên hệ Hotline của cơ sở đúc đồng Bảo Long để sở hữu những sản phẩm ưng ý nhất nhé.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0968.966.268

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.