Nguồn gốc, ý nghĩa Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

19/12/2020

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đẹp văn hóa, truyền thống người Việt. Mảnh ghép này góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, gìn giữ nề nếp gia phong, sống có đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa Việt Nam là gì? Cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết sau đây nhé.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nét văn hoá truyền thống, được thể hiện qua những hình thức nghi lễ, thờ tự, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng và những người đã khuất có mối quan hệ thân thích trong gia đình.

Nét đẹp này đã trở thành một phong tục được truyền từ đời này sang đời khác, chưa bao giờ bị mai một. Đây là cũng thước đo chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc làm người, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt xưa nay.

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đẹp văn hoá truyền thống của người Việt

>>> Có thể bạn quan tâm: Các tín ngưỡng dân gian nổi bật tại Việt Nam

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ quan niệm con người khi chết đi, linh hồn của họ sẽ bước sang một thế giới mới, được gọi là "âm giới". Vào những dịp đặc biệt, họ sẽ quay về tụ họp, hỏi thăm và gần gũi với con cháu ở trần thế. Họ cũng được cho là có sức mạnh ảnh hưởng đến đời sống của con cháu. Những linh hồn đó, theo dõi và bảo vệ những người thân khỏi nguy hiểm, phù hộ độ trì ăn nên làm ra và cả trách phạt khi con cháu họ làm những điều sai trái. Cùng với đó là quan điểm "trần sao âm vậy", đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện nhiều nghi thức cúng bái, thắp hương, thờ tự...

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở khách quan quyết định đến sự hình thành và duy trí tín ngưỡng. Sự phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên đã thuận lợi cho việc phát triển tín ngưỡng đa thần, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Hình thức tiểu nông tự cung tự cấp, mỗi hộ gia đình là một đơn vị kinh tế riêng với hình thức gia đình đa thế hệ. Cho nên các gia đình người Việt đều có sự gắn bó và gần gũi giữa các thế hệ.

 Khi Nho giáo du nhập vào Việt nam, gia đình, dòng tộc và vấn đề "vinh danh hiển gia" được coi trọng. Lúc này, gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người làm cha, làm mẹ, đề cao hai chữ "hiếu thảo", nên kể từ lúc sinh ra, người Việt luôn giữ trong mình sự tôn kính với cha mẹ. Lúc còn nhỏ, người con sẽ được cha mẹ nuôi dạy, khi trưởng thành người con sẽ phụng dưỡng cha mẹ già cho đến khi cha mẹ mất đi, người con lại tiếp tục thờ phụng cha mẹ. Nét phong tục này cứ tiếp tục từ đời này sang đời khác mà vẫn giữ nguyên giá trị.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc lâu đời và quan trọng, không thể thiếu

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tục lệ cúng giỗ trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời xa xưa. Được thể hiện rõ nét qua việc thờ cúng ông bà tổ tiên, những người đã khuất vào những ngày Lễ, Tết, mùng 1, rằm hàng tháng,… Theo phong tục, người thắp hương phải mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái bày tỏ tấm lòng thành dành cho thế hệ cha ông.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn. Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo dõi cháu con để mang lại sự bình an, phúc lộc. Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.

Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng là một truyền thống tốt đẹp, là một hệ thống đạo đức của con người. Con người luôn phải đặt chữ "Hiếu" lên đầu, luôn ghi nhớ công ơn, hiếu thảo với ơn sinh thành. Trong văn hóa người Việt, thờ cúng tổ tiên như một chuẩn mực, một thứ văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống. Phong tục này không chỉ ảnh hưởng tới tâm linh và còn có vị trí quan trọng trong kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tới phát triển của cộng đồng người.

Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất. 

ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt là gì?

>>> Xem thêm: Bộ đồ thờ bằng đồng đầy đủ gồm những gì?

Bàn thờ cúng tổ tiên cần có những gì?

Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt. Do đó, mỗi gia đình đều có ít nhất một ban thờ trong nhà. Thông thường, bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ phải gồm: đỉnh thờ, bát hương, mâm bồng, hạc thờ, lọ cắm hoa, đèn thờ, ống hương, ngai chén, chân nến, đài thờ…

Tuy nhiên, mỗi gia đình, mỗi vùng miền có sự bày trí bàn thờ khác nhau, dù không cần đầy đủ nhưng phải có đủ những vật phẩm sau: di ảnh, lư hương, đèn thờ, đĩa hoa quả và lọ hoa tươi. Trong đó:

– Di ảnh chính là vật quan trọng của bàn thờ, nơi lưu giữ hình ảnh của ông bà, những người đã mất và cũng là nơi tưởng nhớ đến họ. Di ảnh thường được đặt theo quy tắc "nam tả nữ hữu". Các di ảnh được để vào trong khung gỗ nhằm bảo quản và tăng tính trang trọng cho không gian thờ tự.

– Lư hương là vật dùng để thắp hương trong nhiều nghi lễ thờ cúng. Người xưa tin rằng, hương chính là sự kết nối giữa hai thế giới âm và dương, tạo nên một không gian linh thiêng để mời gọi linh hồn của tổ tiên về ngự. Thường các gia đình sẽ sử dụng 3 bát hương để thờ hoặc nhiều hơn nhưng phải là số lẻ.

– Đèn thờ (hoặc nến thờ) là những vật dụng thiết yếu để duy trì ánh sáng và tăng sự ấm áp trong không gia thờ cúng. Trong tâm linh, đèn thờ được xem như ánh sáng dẫn đường cho linh hồn tổ tiên tìm về với gia đình con cháu. Đây cũng là yếu tố hoả giúp cân bằng ngũ hành trên bàn thờ.

– Đĩa hoa quả (hay còn gọi là mâm bồng) được dùng để đựng hoa quả, bánh kẹp và các loại vật phẩm khác để dâng cúng tổ tiên vào những dịp quan trọng. Thường thì đĩa hoa quả sẽ được bày 5 thứ quả (ngũ quả) và được sắp xếp cân đối, hài hoà. Đĩa hoa quả sẽ được đặt về phía Đông theo nguyên tắc "bình tây đông quả".

– Lo hoa được dùng để cắm hoa tươi dâng lên ông bà tổ tiên. Thường sử dụng hai bình hoa đặt đối xứng hoặc một bình hoa thì đặt ở hướng Tây theo nguyên tắc "bình tây đông quả" để tăng thêm vẻ thẩm mỹ và phong thuỷ cho bàn thờ.

đúc đồng bảo long chuyên cung cấp đồ thờ bằng đồng

Bộ đồ thờ cúng tổ tiên đầy đủ

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã được Đúc Đồng Bảo Long tổng hợp một cách ngắn ngọn, dễ hiểu cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin trên, quý bạn đọc sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng truyền thống này và yêu thích, trân trọng cũng như tiếp nối những giá trị đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đúc Đồng Bảo Long tự hào là thế hệ tiếp theo gìn giữ và lưu truyền những giá trị truyền thống của làng nghề đúc đồng đúc đồng thủ công tại Ý Yên, Nam Định. Chúng tôi chuyên chế tác, cung cấp các đồ thờ cúng bằng đồng với nhiều chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, kích thước. Các sản phẩm đồ thờ của chúng tôi đều sản xuất từ đồng vàng thanh khiết, đã được kiểm định về chất lượng trước khi đem đến cho khách hàng. Nếu bạn đang muốn tham khảo các dòng đồ thờ của chúng tôi, xin liên hệ trực tiếp qua hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0968.966.268

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.