08/01/2020
Anh Phúc tại Cầu Giấy - Hà Nội đã đặt cho Bảo Long một câu hỏi là: Nên thờ tượng Trần Hưng Đạo hay tượng Quan Công? Chúng tôi thấy rằng không chỉ anh Phúc mà có rất nhiều người có cùng những thắc mắc đó. Vậy Bảo Long sẽ có một bài viết giúp quý khách hàng hiểu hơn trong cách lựa chọn sử dụng tượng đồng phong thủy.
Quan công hay còn gọi là Quan Vân Trường. Trước hết, chúng ta phải khẳng định một điều đó là, Quan Công không phải là một anh hùng dân tộc của Trung Quốc, cũng không có vai trò đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, thì nhân vật Quan Công đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa. Quan Công trở thành hình tượng vĩ đại nhất của thời đại phong kiến Trung Hoa, là biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn: Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa – Nhân – Dũng.
Vì hình tượng vĩ đại đó, Quan Công được tôn xưng làm Võ Thánh - được nhân dân Trung Hoa tôn thờ đến mức là Quan Thánh Đế Quân. Tầm ảnh hưởng đó còn tác động tới lịch sử, văn hóa xã hội của các nước láng giềng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thế giới. Xét về vị thế võ tướng trong lịch sử nhân loại, thì hiếm có nhân vật nào được tôn thờ và ảnh hưởng lớn đến tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như Quan Công.
Được nhân dân Trung Hoa biết đến và thờ cúng như một vị thần, giới thương nhân coi ông như một vị “thần tài” (vì thủa nhỏ ông từng làm nghề bán đậu phụ); giới nho sĩ thì coi ông là một vị thần văn học (bởi tượng về ông đa phần khắc họa trên tay cầm cuốn Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bản mệnh (vì tài năng quân sự, sức mạnh và sự uy dũng). Tượng Quan Công vừa có tác dụng cầu tài vừa có tác dụng trấn trạch, hóa sát.
Sự thật, thì Quan Công là một nhân vật được hình tượng hóa văn học, hơn là hình tượng của một nhân vật lịch sử. Trong vai trò lịch sử thì cũng chỉ là mãnh tướng nhiều dũng nhưng ít trí; có tín nhưng thiếu nghĩa; vì mải võ mà quên văn.
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu. Ông được sinh ra tại kinh đô Thăng Long, nguyên quán tại Phủ Thiên Trường (thành phố Nam Định ngày nay). Ông không chỉ là vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông vang dội sử sách, mà còn là nhà chính trị, nhà văn tài đức vẹn toàn với tác phẩm Hịch tướng sĩ “sấm rền” non sông. Ông còn viết hai bộ binh thư là Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư góp công rất lớn trong việc giúp các tướng sĩ cầm quân đánh giặc, bài binh bố trận,..
Hưng Đạo Vương là vị tướng tài đức lỗi lạc:
- Là tướng nhân, thương quân và dân như ruột thịt.
- Là tướng nghĩa, vì nghĩa nước mà quên thù nhà. Vương thấy rõ nếu ngành trưởng (Trần Liễu, Trần Quốc Tuấn) và ngành thứ (Trần Cảnh, Trần Quang Khải) mà bất hòa, thì kẻ có lợi là quân thù, nên Vương đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí vương triều nhà Trần, nhờ vậy mới đánh đuổi được quân Nguyên rất hung hãn.
- Là tướng trí, Vương có kế sách đánh đuổi quân Nguyên xâm lăng Đại Việt. Vương sáng suốt đề cử hiền tài ra giúp nước, không phân biệt thành phần xã hội, nên những vị ấy đã hăng hái góp sức rất lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên, như: Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão. Người có tội đang bị phạt, mà có tài như Trần Khánh Dư, cũng được Vương xin vua xá tội, để hợp sức chống giặc.
- Là tướng tín, Vương luôn giữ lời hứa và thưởng phạt nghiêm minh, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho tướng sĩ biết, như hịch Tướng sĩ...Ông viết “Hịch tướng sĩ” để truyền dạy tướng sĩ biết thế nào là nhục nhã nếu giống nòi bị ngoại xâm cai trị, khích lệ lòng can trường để đánh đuổi quân Nguyên đang xâm lược nước ta. Lời lẽ hào hùng, ai nghe xong lòng cũng cảm kích và sôi sục, từ đó khẳng định văn chương của Hưng Đạo Vương là một bậc đại bút.
- Vương là danh nhân quân sự thế giới; vào năm 1984 tại London (Anh quốc) trong cuộc họp bình chọn 10 người tài xuất sắc (top ten) bầu chọn 10 nhà quân sự lỗi lạc và 10 nhà bác học giỏi nhất thế giới, Hoàng gia Anh làm chủ trì. Hưng Đạo Vương được chọn là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự lỗi lạc nhất thế giới.
Khi Vương sắp mất, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi: “Nếu chẳng may ông mất, rồi giặc phương Bắc lại sang xâm lấn Đại Việt, thì ta phải dùng kế sách gì”. Vương trăng trối lời tâm huyết sâu sắc mà những người đang lèo lái quốc gia nên nghiền ngẫm: “Quân địch ào ạt tràn đến như lửa, như gió, thế ấy dễ trị. Nếu chúng dùng chước như tằm ăn lá dâu, không cần mau thắng, không cướp bóc của dân, thì phải lựa lương Tướng, như đánh cờ vậy, cốt Binh và Tướng phải như cha con. Thời bình phải khoan thư sức dân, vun bồi đất nước, là phương sách sâu gốc bền rễ, đấy là thượng sách để giữ nước”. Đến khi Vương mất triều đình cho lập đền thờ ở Kiếp Bạc, huyện Chí Linh, Hải Dương và được nhân dân vinh danh là Đức Thánh Trần. Tượng Trần Hưng Đạo vừa có hiệu quả trong việc trấn trạch, xua đuổi tà ma và những vận khí xấu, vừa đem lại nhiều thuận lợi về mặt đất cát, gia trạch cho gia đình.
Bằng những đánh giá và nhận xét trên, chúng ta có thể thấy rõ Đức Thánh Trần hơn hẳn Quan Công về tài và đức. Suy ngẫm, tượng Quan Công được dân chúng Trung Hoa và Việt Nam thờ phụng rất long trọng. Người Trung thờ ông Quan Công là quyền của họ. Nhưng người dân Việt Nam phải thờ tượng Đức Thánh Trần mới đúng? Giả sử Trần Hưng Đạo và Quan Công đều hiển thánh, thì ai sẽ thương và lo cho dân Việt Nam hơn???
So sánh, Hưng Đạo Vương và ông Quan Công (Quan Vân Trường) của Trung Hoa. Hưng Đạo Vương không có sai lầm, mà Quan Công có nhiều lầm lỗi, như:
1- Thiếu lập trường, thả giặc nơi Hoa Dung: Sau khi Tào Tháo thua trận Xích Bích, tơi tả chạy trốn, gặp Quan Công phục binh. Trong Tam Quốc Chí, tác giả La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính, viết: “Vân Trường xưa nay vẫn là người trọng nghĩa, nhớ đến ân tình Tào Tháo khi xưa đãi mình rất hậu và việc qua năm ải, chém sáu tướng, không khỏi động lòng...” Viết tiếp: “Quan Công quay ngựa lại, bảo quân sĩ rằng: Bốn mặt dãn cả ra, Tháo thấy vậy cùng các tướng sĩ kéo ồ cả đi”. Quan Công tự ý thả giặc, nói sao với Lưu Bị vừa là chúa công vừa là anh em kết nghĩa, nói sao với quân dân Hán hay quân dân Tây Thục?!
2- Nói năng lỗ mãng, tự cao: Gia Cát Cẩn (anh ruột Khổng Minh) vâng lệnh chúa Đông Ngô, đến kết thân với Kinh Châu, Cẩn thưa: “Tôi đến đây, có ý kết hiếu hai nhà, chúa công tôi (Ngô hầu) có con trai thông minh, nghe tướng quân có cô con gái, đến cầu hôn, để hai nhà kết hiếu với nhau, hiệp lực lại đánh Tào đó là việc vui, xin tướng quân xét cho”. Con của chúa Đông Ngô, muốn cầu hôn với con của một tướng quân; mà Quan Công, trả lời lỗ mãng: “Con gái ta ví như loài hổ, lại thèm gả cho loài chó à!”. Vừa vụng về vừa lỗ mãng, Ngô hầu nghe thuật lại, nổi giận đùng đùng, cử binh đánh Kinh Châu. Do đó Quan Công mới bị mất Kinh Châu và bị quân Ngô giết chết, từ đó Lưu Bị bắt đầu bị thất bại và đưa đến mất nước.
3- Chết rồi còn mê: Sau khi Quan Công, bị Đông Ngô bắt và giết. Nhà sư Phổ Tĩnh, đang ngồi trong am tụng kinh, bỗng nghe tiếng gọi to trên không: “Đem trả đầu ta đây!” Phổ Tĩnh trông lên thấy Quan Công, nhà sư hỏi: “Vân Trường ở đâu?”. Linh hồn Quan Công, xuống trước am đứng chấp tay. Phổ Tĩnh nói: “Nhân trước quả sau, nay tướng quân bị Lã Mông làm hại, kêu rằng: Đem trả đầu ta đây!. Thế thì đầu Nhan Lương, Văn Sú và đầu 6 tướng ở 5 ải, và bao nhiêu đầu nữa thì đòi vào đâu?” Quan Công tỉnh ra, lạy tạ rồi biến mất.
Bài viết khác
Các Mẫu Tranh Dành Cho Chung Cư đẹp nhất hiện nay (22/02/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Biệt Thự, Lâu Đài (21/02/2023)
Các bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân được yêu thích nhất (13/01/2023)
Top 10 mẫu liễn thờ, tranh thờ cho phòng thờ đẹp nhất hiện nay (11/01/2023)
Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất (07/01/2023)
Các mẫu CHÂN NẾN THỜ đẹp, phổ biến nhất hiện nay (05/01/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Phòng Thờ đẹp nhất hiện nay (03/01/2023)
Top 10 bức tranh treo ngày Tết rước Tài lộc, May mắn vào nhà (29/12/2022)
Xem ngay +20 mẫu ĐỒ THỜ CÚNG bày trí phòng thờ đẹp nhất (28/12/2022)
Làm sao để chọn Tranh Phong Thủy treo phòng khách tốt nhất? (27/12/2022)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter