Lập bàn thờ thần tài gồm những gì?

30/06/2020

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì có lẽ là băn khoăn của không ít các gia đình đang làm ăn, buôn bán, kinh doanh hoặc các công ty, cửa hàng. Bởi thờ phụng Thần Tài, Ông Địa không chỉ giúp gia chủ kinh doanh phát đạt, tài lộc dồi dào, tránh thất thoát tiền của mà còn mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống. Để nắm được chi tiết các đồ cần có trên bàn thờ Thần Tài và cách sắp xếp đúng chuẩn, hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Tại sao cần bày trí đầy đủ đồ thờ trên bàn Thần Tài?

Việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa đã dần trở thành nét tín ngưỡng tâm linh trong hầu hết người Việt. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, với sự phát triển của xã hội và nhiều chính sách mở cửa thị trường mà rất nhiều cá nhân, gia đình đã tìm cho mình những cơ hội để làm ăn, kinh doanh buôn bán nhỏ. Chính vì thực trạng này cộng với tâm linh có thờ có thiêng của người Việt, khiến việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa ngày càng được nhiều người chú trọng.

Trong đó, Thần Tài là một trong những vị thần nắm giữ vai trò quan trọng về tài lộc, của cải. Khi thờ cúng Thần Tài, vị thần linh này sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, kinh doanh phát đạt. Và do đó, việc bày trí đầy đủ các món đồ thờ cơ bản và sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn phong thuỷ là một trong những yếu tố giúp việc thờ cúng Thần Tài được hiệu quả và tâm linh hơn. Việc chú ý đến bày trí, sắp xếp đầy đủ còn giúp gia chủ tránh vi phạm những điều kiêng kị, dẫn đến những điều không may.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Để bàn thờ Thần Tài được đầy đủ, tươm tất, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ những món đồ thờ cần thiết và cơ bản sau:

1. Khám thờ

2. Tượng Thần Tài

3. Tượng Ông Địa

4. Bát hương

5. Bộ đài thờ

6. Khay chén

7. Mâm bồng

8. Lọ hoa

9. Ống hương

10. Tượng Long Quy

11. Tượng Cóc Ngậm Tiền

12. Tượng Tỳ Hưu

13. Dây Ngũ Phúc Hoa Mai

14. Năm đồng tiền Hoa Mai

Đồ thờ trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa có ý nghĩa gì?

Mỗi một đồ thờ đều có một công dụng mang những ý nghĩa riêng. Do đó, đây là những món đồ không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa.

1. Khám thờ: Khám thờ được thiết kế và chạm khắc tinh tế nhằm bày tỏ lòng mong cầu, sự tôn trọng, hiếu kính của gia chủ với Thần Tài – Ông Địa cầu mong tài lộc trong công việc kinh doanh của mình. Thông thường, nhiều người sử dụng khám thờ gỗ tuy nhiên nếu quý vị có điều kiện tốt hơn có thể sử dụng khám thờ bằng đồng với độ bền tốt hơn rất nhiều.

2. Tượng Thần Tài – Ông Địa: Đây là 2 vị Thần không thể thiếu khi thờ ở bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Hai vị Thần ngự ở khám thờ sẽ chứng giám cho tấm lòng thành kính và phù hộ cho gia chủ may mắn, ăn nên làm ra. Gia chủ có thể chọn tượng Thần Tài – Ông Địa bằng đồng, bằng đá hoặc sứ để thờ cúng.

3. Bát hương: bất cứ bàn thờ nào cũng cần phải có bát hương thể hiện tấm lòng của gia chủ với ông Thần Tài – Ông Địa cầu mong các ngài phù hộ độ trì cho công việc kinh doanh buôn bán của mình.

4. Bộ đài thờ, khay chén, lọ hoa, mâm bồng, ống hương: Đây là những món đồ thờ thể hiện yếu tố về tinh thần, no đủ, cầu toàn, hạnh phúc gia đạo của gia đình.

5. Tượng Long Quy, Cóc Thiềm Thừ, đôi tượng Tỳ Hưu: Đây là những linh vật Trấn Sát và Chiêu Tài Lộc, từ ngàn xưa đã luôn được nhắc đến cùng với mong cầu tốt lành.

6. Dây Ngũ Phúc Hoa Mai là vật phẩm chiêu Phúc Lộc, tránh mất cân bằng với Tiền Tài, ảnh hưởng tới gia chủ trong hoạt động kinh doanh, treo dây Ngũ Phúc Hoa Mai để công việc được hanh thông, bền vững.

7. Năm đồng hoa mai: Hoa mai 5 cánh phong thủy “Hoa mai kim tiền” là vật phẩm phong thủy giúp hóa sát, giải trừ tiểu nhân, tránh thị phi. Mặt chạm bao gồm: THỌ (sống lâu), MỆNH (số mạng), THỦ (đứng đầu), PHÚ (giàu có)và QUÝ (thăng tiến) trên mỗi cánh hoa. Mặt còn lại chạm hình ĐÀO TIÊN (trường thọ), CHIM KHÁCH (cát tường), THỎI VÀNG (của cải), DƠI (phúc) và TUẦN LỘC (lộc). Sử dụng đồng hoa mai ở nhiều vị trí khác nhau như đặt ở dưới thảm, ví tiền, từng linh vật – tượng ở dưới đáy của bàn thờ Thần Tài ông địa giúp mang tới bình an, nhiều may mắn hơn.

Làm sao để bài trí và sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn phong thuỷ?

Sau khi đã chuẩn bị xong các vật phẩm, gia chủ cần nắm rõ cách bài trí, đặt để các vật phẩm, đồ thờ trên ban thờ Thần tài - thổ địa để mang lại cát khí, sự linh ứng trong quá trình thờ phụng.

1. Cách đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa

Về không gian: Nên đặt ban thờ Thần Tài ở không gian gần cửa chính, tầng 1 hay tầng trệt, nơi có nhiều ánh sáng, thoáng đãng và sạch sẽ. Phía sau  bàn thờ nên là bức tường cố định. Tránh đặt ban thờ ở những nơi bị khuất tầm nhìn.

Về vị trí đặt: Vị trí đặt ban thờ thần tài thổ địa theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc đặt tại các phương vị quý nhân, tài lộc.

Gia chủ cần lưu ý quy tắc đặt hướng khám thờ Thần Tài như sau:

+ Ban thờ Thần tài đặt theo đúng phong thủy “Tọa Sơn Hướng Thủy”. Tức phía sau ban thờ tựa tường vững chắc, phía trước ban thờ nên đặt tô nước đầy.

+ Tránh những vị trí góc nhọn ở trong nhà vì như thế sẽ có nhiều sát khí ảnh hưởng tới ban thờ Thần tài.

2. Cách đặt tượng Thần Tài – Ông Địa

– Tượng Thần Tài được bố trí bên động trên ban thờ tức là bên Tả Thanh Long (bên trái của ban thờ hay bên phải khi nhìn vào ban thờ Thần Tài)

– Tượng Ông Địa được bố trí bên tĩnh trên ban thờ tức là bên Hữu Bạch Hổ (bên phải của ban thờ hay bên trái khi nhìn vào ban thờ Thần Tài).

Bên cạnh tượng Thần Tài, Ông Địa, có nhiều gia đình còn đặt cả tượng Thần Phát – Triệu Công Minh hay còn gọi là Võ Thần Tài. Khi đó, Thần Phát được đặt ở chính giữa, cao hơn so với 2 tượng Thần Tài, Ông Địa.

3. Cách sắp xếp các đồ thờ có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa

Trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa hay bất kể bàn thờ nào khác đều phải có tối thiểu là bát hương, lọ hoa, ngai chén, mâm bồng các phụ kiện khác có thể có hoặc không tùy vào từng điều kiện của gia đình.

+ Bát hương: Ở giữa ban thờ Thần Tài và mặt chính của bát hương sẽ hướng thẳng theo hướng ban thờ.

+ Bộ đài thờ: Gồm 3 chiếc dùng để đựng gạo, muối, rượu được đặt ở phía trước tượng Thần Tài, Ông Địa và chính giữa khám thờ.

+ Mâm bồng, lọ hoa: Nên đặt treo nguyên tắc "đông bình – tây quả". Hoặc có thể bố trí 1 mâm bồng, bánh kẹo ở giữa trước bát hương và hai bên khám thờ 2 lọ hoa.

+ Khay chén thờ: Bao gồm bộ 3 hoặc 5 chén lần lượt để rượu, chè khô, nước, gạo, muối. Được bố trí ở phía trước mâm bồng.

+ Tượng Cóc Ngậm Tiền (Cóc 3 chân, Cóc Thiềm Thừ): Được đặt bên trái và luôn hướng vào bên trong ban thờ Thần Tài để nhả tài lộc cho gia chủ.

+ Tượng Long Quy (Rùa đầu Rồng): Được đặt bên phải luôn hướng ra bên ngoài ban thờ Thần Tài để trấn trạch, xua đuổi tà khí, hoá sát để bảo vệ ngôi nhà.

+ Đôi tượng Tỳ Hưu: Được đặt 2 bên bàn thờ, đầu hướng ra ngoài. Vì thường đi theo 1 cặp đực cái nên tượng được đặt theo quy tắc "Nam Tả Nữ Hữu". Con đực bên trái, con cái bên phải theo hướng người từ ngoài nhìn vào.

Ngoài ra, trên bàn thờ Thần tài sẽ được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp. Bố trí các ông Thần Tài, Ông Địa cao nhất trên ban (nếu có tượng Thần Phát thì tượng Ngài được đặt cao nhất) và thấp dần với các vật phẩm bên ngoài. Ta cần làm các nghi thức nạp cốt trước khi tiến hành an vị các ông vào vị trí.

Trên đây là những giải đáp để trả lời cho thắc mắc "Khi lập bàn thờ Thần Tài cần bày trí những gì?" và cách bày trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu quý khách muốn mua đồ thờ cúng bằng đồng cho bàn thờ Thần Tài nhà mình, có thể liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0968.966.268 để được tư vấn và hướng dẫn đặt hàng nhanh chóng nhất.