Hệ thống bài trí tượng phật trong các chùa miền Trung

16/06/2020

Ở 2 bài trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị về sơ đồ bố trí tượng Phật cho chùa miền Bắc và sơ đồ bố trí tượng Phật cho chùa miền Nam. Với sơ đồ bố trí tượng Phật cho chùa miền Trung có khác đôi chút nhưng đặc điểm chung của các miền vẫn là mục đích để chiêm bái hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về cách bố trí tượng Phật cho chùa miền Trung xin quý vị cùng cơ sở Bảo Long tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

I/ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT TẠI CÁC CHÙA MIỀN TRUNG

Bàn thờ sư tổ thường được đặt ngay sau bàn thờ Phật tạo thành cách thờ Tiền phật Hậu tổ (đề cao thờ cúng tổ tiên – sư tổ trụ trì chùa, nói lên vị thế quan trọng của con người trong việc mở mang Phật giáo ở Trung Bộ ). Ví dụ như chùa Quốc Ân (Huế), chùa Từ Hiếu ( Huế), chùa Chúc Thánh ( Hội An) đều có dạng chánh điện (hay còn gọi là đại hùng bảo điện) phía trước thờ Phật, phía sau ngăn ra thành gian thờ Tổ hoặc các tăng chúng quá cố.Nói chung, việc bài trí tượng thờ tại các chùa miền Trung không thống nhất. Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam thế mà chỉ thờ Di đà tam tôn ( tam thánh Tây Phương) hoặc thờ độc tôn đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên – Huế.

Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế ta không thấy tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc Mẫu liễu hạnh, thay vào đó là thờ Thiên Yana và Tiêu diện. Xu hướng tạc tượng thờ các ông hoàng bà chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.

Ví dụ ta có thể thấy cách bố trí tượng thờ của chùa Thập Tháp Di đà tại Bình Ðịnh như sau: khu chính điện thờ Tam thế Phật và tượng Phật Quan âm, nhà Phương trượng phía sau thờ sư tổ, khu đông đường và tây đường có nơi thờ phụng sư Nguyên Thiều, các sư trị trì khác và Phật tử.

II/ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TƯỢNG PHẬT CHO CHÙA MIỀN NAM

sơ đồ bài trí tượng phật miền trung

Sơ đồ bài trì tượng Phật cho chùa miền Trung

III/ GIỚI THIỆU Ý NGHĨA CÁC TƯỢNG PHẬT

1.Tam Thế Phật: Bộ tượng này gồm có 3 pho, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền bán kiết, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai.
Mục đích: tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

2.Hoa Nghiêm Tam Thánh: Bộ tượng này bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni (giữa) hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát.
Mục đích: Cặp Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy hàng Bồ Tát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa chúng sinh của đức Phật Như Lai.

3.Phật A Di Đà: là Giáo chủ tại cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba (thế giới ta đang sống) này. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa.

4.Phật Thích Ca: là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống.

5.Phật Di Lặc: là vị Bồ Tát sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở cõi Ta Bà (thế giới ta đang sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật.

6.Phật Mẫu Chuẩn Đề: là vị Bồ-tát  hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi.

7.Quan Âm Bồ Tát: Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Ngài hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.

8.Địa Tạng Vương Bồ Tát: Là vị Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, và nguyện không chứng Phật quả nếu chưa cứu độ hết chúng sinh khỏi địa ngục.

9.Phổ Hiền Bồ Tát: là vị Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành cưỡi voi trắng sáu ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

10.Văn Thù Bồ Tát: Ngài là vị Bồ tát biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.

11.Hộ Pháp Vi Đà: Là vị Bồ Tát xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật).

12.Già Lam Hộ Pháp (Quan Thánh): là Quan Công – Quan Vân Trường, theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật, Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp.

13.Thập Điện Minh Vương: là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

IV/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC PHO TƯỢNG PHẬT CHO CHÙA MIỀN TRUNG

tượng phật a di đà bằng đồng

Tượng Phật A Di Đà bằng đồng

tượng chuẩn đề bằng đồng

Tượng Chuẩn Đề bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

Tượng Phật Thích Ca bằng đồng

tượng địa tạng bằng đồng

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đồng

tượng phật bà quan âm bồ tát

Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đồng

tượng văn thù phổ hiền bằng đồng

Tượng Văn Thù Phổ Hiền bằng đồng

Nguồn: tổng hợp

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.