09/02/2023
Bên cạnh việc sở hữu một kiến trúc độc đáo với những công trình nghệ thuật quý giá; chùa Giác Viên còn được nhiều người biết đến bởi những câu chuyện thực tiễn; mang đạo Phật đến với cuộc sống con người một cách gần gũi. Nếu có dịp đặt chân đến TP. HCM hãy một lền ghé thăm chùa Giác Viên – Ngôi chùa cổ tại Sài Gòn để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như bầu không khí thanh tịnh nơi đây.
Tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Viên (còn gọi là chùa Hố Đất) là ngôi cổ tự có tuổi đời lên đến 165 tuổi.
Tìm hiểu về vị trí chùa Giác Viên ( ảnh sưu tầm)
Chùa Giác Viên cách một ngôi chùa nổi tiếng khác là chùa Giác Lâm không xa và hai ngôi chùa này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Vào năm Mậu Ngọ (1798), chùa Giác Lâm được Thiền sư Tổ Tông -Viên Quang (đời thứ 36) cho trùng tu lớn. Gỗ xây dựng chùa được chở từ rừng về bằng đường sông, theo rạch Hố Đất (tức rạch Tân Hòa) vào rạch Ông Bường, rồi đỗ ở bến mà sau này là vị trí của chùa Giác Viên ngày nay.
Sau khi cưa xẻ, những cây ván được đưa về chùa Giác Lâm (cách đó khoảng 2 km) bằng xe trâu. Công trình đại trùng tu đó kéo dài khoảng 6 năm mới xong (1798–1804). Trong khoảng thời gian đó, một ông hương đăng già (lo việc nhang đèn trong chùa, không rõ họ tên) được cử đến trông coi việc cưa xẻ và giữ gìn cây gỗ. Đến đây ông dựng một cốc nhỏ (bên trong có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm) vừa làm nơi tu, vừa để lo cho công việc. Đến khi chùa Giác Lâm được trùng tu xong, Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho sửa am thành chùa, đặt tên là Viện Quan Âm.
Năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là Tiên Giác Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì: 1827 – 1869) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là Giác Viên.
Chùa Giác Viên được xây dựng theo kiểu chùa cổ Nam Bộ với kiến trúc tổng thể gồm cổng tam quan, ngôi Chính điện, nhà tăng, vườn Tháp… Ngôi chùa có hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau; nếp trước là khu chính điện, thờ chư tổ; nếp sau là giảng đường, phòng khách. Hai bên có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có 153 pho tượng và 57 bao lam, hầu hết được tạo tác và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu ngôi chùa. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam.
Chùa giác Viên có kiến trúc vô cùng độc đáo
Được biết, trải qua vài lần trùng tu vào những năm 1899 – 1902, 1908 – 1910, chùa vẫn giữ được những nét xưa với bộ khung cột gỗ, kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương cổ kính.
Khu mộ tháp tại chùa Giác Viên, nơi yên nghỉ của các vị trụ trì trong chùa là một quần thể di tích rất độc đáo. Bắt đầu xây dựng tháp đầu tiên từ năm 1930 đến nay đã có 7 tòa tháp đang chôn cất 7 vị sư trụ trì đã qua đời.
Ở chính điện của chùa có đến 120 trên tổng số 153 pho tượng tất cả; đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà; Bồ Tát Di Lặc; Quán Thế Âm; Đại Thế Chí; bộ tượng Thập Điện Diêm Vương bao gồm 10 tượng; bộ tượng Thập Bát La Hán bao gồm 18 tượng. Ngoài ra nơi đây còn có tượng chân dung của các tổ đã trụ trì ngôi chùa.
Có thể thấy, chùa Giác Viên là một công trình kiến trúc vô cùng vĩ đại và cổ kính, đã đồng hành và hòa nhịp cùng dân tộc Việt Nam. Chùa Giác Viên đã đóng góp vào kho tàng Phật giáo và kho tàng văn hóa dân tộc những di sản vô cùng giá trị. Là ngôi chùa cổ tại Sài Gòn, với hệ thống tượng Phật phong phú, Kiến trúc độc đáo, chùa Giác Viên đã trở thành niềm tự hào của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Thời gian sàng lọc tất cả: vẻ đẹp, độ bền bỉ, những giá trị… Chỉ những gì thực sự mãnh liệt mới trụ vững với thời gian. Và đó là ánh sáng thiền tịnh trong không gian chùa Giác Viên, đã gieo vào tâm thức của con người những năng lượng Từ Bi Hỷ Xả. Vì thế, trách nhiệm của thế hệ Tăng Ni hôm nay là phải hiểu rõ những giá trị lịch sử và khảo cổ, để bảo tồn và phát huy những gì mà các bậc cha ông đã gây dựng.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter