15/11/2022
Có ý kiến cho rằng: “ Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi”. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế. Tìm hiểu thêm về chùa Dâu, cùng theo chân Đúc Đồng Bảo Long trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu về ngôi chùa cổ nhất lịch sử Việt Nam
Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta.
Chùa Dâu hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Diên Ứng, Pháp Vân, hay Tân Cổ tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km.
Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành xa xưa nhất trong những ngôi chùa tại Việt Nam, được thành lập vào năm 187 và hoàn thành năm 226 vào thế kỷ 2 sau Công Nguyên. Chùa có tên gọi chùa Dâu là bởi chùa nằm ở vùng dâu, tức khu vực Luy Lâu thời thuộc Hán. Trải qua thời gian, đến năm 1313 chùa được xây dựng lại và được tiếp tục trùng tu.
Chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh lịch sử hào hùng dân tộc, chùa Dâu chính vì thế trở thành nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa phật giáo từ Ấn Độ và từ phương Bắc đến giao lưu.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dòng phái Nam Tông từ Ấn Độ kết hợp với ảnh hưởng của phật giáo Trung Hoa đã khiến chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni. Một thời, nơi đây được coi như là trung tâm của phật giáo nước ta.
Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần.
Cũng như nhiều ngôi chùa trên đất nước Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
Đây là chiếc tháp được Mạc Đĩnh Chi cho xây dựng gồm chín tầng tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ. Song bởi sự tàn phá của thời gian cũng như những thăng trầm của lịch sử, hiện nay tòa tháp này chỉ còn ba có chiều cao khoảng 15m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893.
Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.
Một nét độc đáo riêng trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội.
Được mệnh danh là ngôi chùa có nhiều pho tượng phật cổ nhất Việt Nam, những pho tượng tại chùa Dâu đều được thiết kế, chạm khắc rất tỉ mẩn, tinh xảo.
Tại tiền đường là nơi thờ Hộ Pháp, tám vị Kim Cương. Thiêu Hương thờ tượng Cửu Long và các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử và Mạc Đĩnh Chi. Khu Thượng điện được sử dụng thờ Bà Dâu và Bà Đậu. Tại khu chùa phía sau có thờ các tượng như Bồ Tát, Tam Thế Đức Ông, Thánh Tăng…Đặc điểm của những pho tượng thờ ở nơi đây vô cùng uy nghi và trầm mặc. Ấn tượng nhất có thể nói đến là tượng Bà Dâu, tượng có độ cao khoảng gần 2m, màu đồng với gương mặt đẹp và nốt ruồi to đậm giữa trán. Bên cạnh tượng Bà Dâu là hai tượng Kim Đồng Ngọc Nữ.
Người ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.
>>Có thể quý vị quan tâm +15 mẫu tượng Phật chất lượng đẹp nhất!
Lễ hội chùa Dâu được diễn ra trong ngày 8 - 9 tháng 4 âm lịch hằng năm với với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,… Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng… tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt. Hẫy thử một lần ghé thăm lễ hội chùa Dâu bạn sẽ thấy được những nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc đáng quý và trân trọng biết bao!
Di tích lịch sử chùa Dâu đi vào đời sống người dân Việt từ bao đời nay. Tồn tại và vẹn nguyên với những ý nghĩa và giá trị vốn có của nó:
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Chùa Dâu thu hút rất nhiều du khách bởi giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Người dân khắp mọi miền Tổ Quốc ghé thăm chùa Dâu như một cuộc hành hương nhằm cầu mong phúc lành. Hơn thế, chùa Dâu còn là nơi thanh lọc để tâm hồn ta trở nên hướng thiện hơn. Đến với chùa Dâu, ngoài việc được ngắm nhìn ngôi chùa cổ kính, ta còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bức tượng được đúc rất công phu. Chùa Dâu mang giá trị lịch sử vì ngôi chùa này gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết dân gian về Mạc Đĩnh Chi hay về Hai Bà Trưng,…. Chính bởi lẽ đó, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ giữ gìn để ngôi chùa ấy có thể linh thiêng, còn mãi…
Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những người con yêu nước của dân tộc. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy là của cả đất nước, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu tượng Phật để cúng tiến cho chùa có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter