Tượng đài "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình" là công trình văn hóa có giá trị đặc biệt và ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện lòng kính yêu sâu sắc của nhân dân Quảng Bình đối với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Đôi nét về tượng đài Bác Hồ tại Quảng Bình
Tượng đài “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình” sẽ được đặt tại quảng trường trung tâm TP. Đồng Hới. Tượng đài gồm 7 nhân vật có chiều dày 2,5cm, bệ tượng cao 3m. Bác Hồ là nhân vật trung tâm, chiều cao tượng Bác Hồ 5,4m. Các nhân vật còn lại cao từ 3,2-5,31m, bao gồm: nhân vật thiếu nhi đại diện cho thế hệ trẻ, nhân vật nữ đại diện cho nông nghiệp, nhân vật nam đại diện cho ngư nghiệp, nhân vật nam (bộ đội) đại diện cho LLVT, nhân vật nam (công nhân) đại diện cho công nhân, trí thức, nhân vật nữ người dân tộc Bru Vân Kiều đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình. Nhóm nhân vật đại diện các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Bình được thể hiện tập trung hướng nhìn về Bác Hồ với tấm lòng thành kính.

Tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình được đặt tại quảng trường TP. Đồng Hới
Quy trình đúc tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình
+ Tạo mẫu: Từ tư liệu, người nghệ nhân tạo mẫu sẽ tiến hành đắp mẫu bằng đất sét. Bởi đất sét dễ dàng tạo hình khối vào tạo những chi tiết nhỏ nhất. Việc tạo mẫu đã được góp ý và đề xuất của các thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Khi mẫu tượng đất đã đạt yêu cầu sẽ tiến hành đúc ra tượng bằng thạch cao để phục vụ khâu đúc đồng. Bắt buộc phải chuyển từ mẫu mất sang tượng thạch cao bởi vì khi làm khuôn tượng thạch cao sẽ đảm bảo đủ độ cứng để không bị vỡ bể mẫu.

Mẫu tượng được phác thảo trên nền đất sét
+ Tạo khuôn: Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Phần khuôn âm bản nguyên liệu chủ yếu là đất, trấu và giấy gió. Phần cốt được tạo thành từ bùn, chấu và bột chịu nhiệt. Sau đó, khuôn được tiến hành nung ở nhiệt độ cao trên 700 độ C sau đó để nguội, ghép thành khuôn hoàn chỉnh. Khuôn phải được làm thật chuẩn xác, không được xê dịch so với mẫu như vậy có thể hoàn thiện được sản phẩm với khối lượng, kích thước tương đương theo yêu cầu.
+ Nấu đồng: Nguyên liệu chính được sử dụng cho đúc tượng là đồng đỏ (chủ yếu là đồng dây điện) và một số kim loại tạo độ dẫn chảy, làm mịn bề mặt như thiếc, chì, kẽm. Tỷ lệ pha nguyên liệu phải chuẩn xác để đảm bảo đồng được đun sôi và rót đầy vào khuôn đi vào những chi tiết nhỏ nhất.
+ Rót đồng: Sau khi đồng đã được nấu sôi, tiến hành rót đồng vào khuôn. Qúa trình rót phải được diễn ra rất cẩn thận, chậm và đều để đồng có thể đi hết vào các chi tiết nhỏ mà không sợ đồng bị đông cứng nhanh.
+ Sửa nguội và hoàn thiện: Sau khi đỏ đồng cần chờ tượng nguội hẳn rồi tiến hành dỡ khuôn. Lúc này, người thợ sẽ tiến hành mài dũa, cắt bỏ ba via, chạm ám hoa văn và hoàn thiện toàn bộ sản phẩm.

Người thợ tiến hanh sử nguội và hoàn thiện bề mặt tượng

Lễ rước tượng được diễn ra trang nghiêm, an toàn
