Di tích Chùa Thầy - Ngôi cổ tự độc đáo xứ Đoài

29/03/2023

Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) thuộc địa phận hai thôn Đa Phúc và Thụy Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, là một vùng non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai. Ngôi chùa cổ mang nhiều nét kiến trúc độc đáo trong Phật giáo Việt Nam cũng như vùng Đông Nam Á. Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, quý vị nên tới ngôi chùa cổ dâng nén hương thơm và tham quan không gian Phật giáo, phong cảnh làng quê Bắc bộ nhé!

Lịch sử hình thành chùa Thầy

Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vi cao tăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo Đại Nam Nhất thống trí thì Thiền sư Họ Từ, tên tục là Lộ, con quan Đồ Sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở Làng An Lãng huyện Vĩnh Thuận, nay là Làng Láng, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Từ thuở nhỏ, Thiền sư đã có những hành động khác thường. Lớn lên Ngài ứng thí khoa Bạch Liên đỗ đầu nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu pháp. Khi đã học được pháp thuật, Thiền sư trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập. Đến khi thù cha đã trả xong thì niềm tục lắng trong lòng thiền rộng mở bèn đi khắp bốn phương tham Thiền vấn đạo. Lúc ngộ được tâm ấn, Thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân, tổ chức cho dân những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước v..v..v..Do đó, nhân dân cảm phục kính mến gọi Thiền sư một tiếng thân mật, gần gũi là Thầy. Bởi vậy, Chùa ngài tu là Chùa Thầy, Núi Ngài hóa là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng gọi là tổng Thầy.

Chùa Thầy đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1962. Tính đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Quốc Oai đã hoàn tất việc xây dựng hồ sơ công nhận danh hiệu Di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với Chùa Thầy và đang từng bước trình lên các cơ quan chức năng phê duyệt

chùa thầy

Chùa Thầy tương truyền được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc đặc trưng của Di tích Chùa Thầy

Theo lời kể của các cụ già ở địa phương, trước khi Từ Đạo Hạnh đến đây lập chùa thì ở dưới chân núi có một hồ nước. Phía trước hồ có một doi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ. Những người hưng công xây dựng chùa đã đắp cho doi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế. Người ta cũng ví dãy núi Sài Sơn như một con rồng đang trầm mình, đầu gác lên thành ngọn Long Đẩu. Hoặc ví Sài Sơn chính là con rồng và ngọn Long Đẩu là viên ngọc trong miệng rồng. Không chỉ có lợi thế về tự nhiên mà chùa Thầy còn là nơi quần cư, bốn bề làng xóm bao bọc khiến chốn Thiền không này trở nên phồn thịnh, đèn hương chăm chút quanh năm.

Với vị trí đắc địa: nằm ven bờ sông Đáy-một trục giao thông chính ngày xưa, chùa Thầy như một "mắt xích" của chuỗi di tích gồm chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, chùa Kim Hoàng, chùa Bối Am... lập thành một quần thể kiến trúc thống nhất.

Chùa Thầy có kiến trúc tiền Phật - hậu Thánh - một kiểu thức khá đặc biệt trong Phật giáo Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Châu Á nói chung. Tính đến nay ở vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 15 ngôi chùa tiền Phật - hậu Thánh nhưng chỉ có 5 chùa có kết cấu mặt bằng đích thực kiểu tiền Phật- hậu Thánh, tức có kiến trúc riêng để thờ Thánh.

chùa thầy

Chùa Thầy có kiến trúc tiền Phật hậu Thánh khá đặc trưng trong Phật giáo Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Về kiến trúc ban đầu chỉ là một am nhỏ, mang tên Hương Hải do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu lập, sau mới dần dần xây dựng thành quy mô lớn. Trước cửa chùa có một hồ nước rộng lớn gọi là Hồ Long Trì (ao rồng), giữa hồ có nhà Thủy đình là nơi biểu diễn trò múa rối nước trong ngày hội.

Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp mái theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Bên trái là Nhật Tiên Kiều thông ra Tam Phủ trên một hòn đảo nhỏ giữa ao rồng. Bên phải là Nguyệt Tiên kiều bắc qua ao lên núi. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) xây dựng cung tiến vào năm 1602, sau khi đi sứ nhà Minh về.

Toàn khu chính diện của chùa là một khuôn viên hình chữ nhật rộng khoảng 40m, dài khoảng 60m, gồm ba tòa nhà to dài xây song song hình chữ tam, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên các đầu hồi. Nhưng lạ thay, cả ngôi Bảo Điện hình chữ tam đồ sộ như thế mà chỉ có 36 lỗ đục, còn gỗ được xếp chồng lên nhau, nhưng lại rất vững chắc. Hai bên tòa chính diện là gác chuông và gác trống nhỏ cao lên khỏi hai dãy nhà hành  lang.

Chùa hiện còn lưu giữ 7 tấm bia đá đều có niên đại vào khoảng thế kỷ 17, trong đó có một tấm bia "Hưng tạo sự công" dựng năm Dương Đức thứ 7 (1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng ruộng công đức. Từ niên đại được ghi trên bia đá, và những vết tích trên kiến trúc, ta có thể hình dung rằng chùa Thầy vốn được xây dựng trên nền tảng cũ đời Trần, chỉ đến khi có đợt trùng tu lớn vào thế kỷ 17, chùa mới có dạng "nội công ngoại quốc" như ngày nay. Cũng từ đợt trùng tu này, hai cụm kiến trúc thờ Phật và thờ Thánh đã được tách thành hai công trình riêng biệt, đánh dấu sự ra đời chính thức của kiểu thức chùa tiền Phật - hậu Thánh.

Hệ thống tượng Phật cổ tại chùa Thầy

Chùa Thượng, ban giữa là tượng Di Đà Tam Tôn ở trên, phía dưới là bệ đã trăm hoa (Bách hoa đài) tạc từ thời Trần, trên để hòm sắc lịch triều tôn phong của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, phía dưới cùng là tượng của Thiền sư nhập định trên tòa sen vàng. Gian bên trái thờ tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ chiên đàn đặt trong khám. Khi xưa tương truyền mỗi lần mở khám thì tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa tượng lại từ từ ngồi xuống. Về sau, Cao Xuân Dục, tuần phủ Sơn Tây (1841-1293) có bàn với các bô lão trong xã: “Thánh thì không phải chào người phàm, để ngài phải đứng dậy mỗi lần mở cửa thì chúng ta thất lễ”. Từ đó, mới cắt dây máy và tượng ngồi luôn.

Bây giờ nếu có người nâng tượng thì tượng vẫn đứng lên ngồi xuống và duỗi chân, duỗi tay được. Gian bên phải là tượng vua Lý Thần Tông (hậu thân của Thiền sư) đặt trên ngai vàng. Tượng tạc năm Thái Hòa (1499) thời Lê Nhân Tông. Đến niên hiệu Vĩnh Hựu (1735-1740), vua Lê Ý Tông cho tạc thêm hai tượng vua Chiêm (người phỗng) và đôi phượng gỗ đặt trước tượng vua vì cho rằng tiền thân của vua Lê Thần Tông cũng tức là vua Lý Thần Tông và là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Tại chùa Thượng chính là gian Đại Hùng Bảo Điện đặt thờ Tam Bảo. 

Hệ thống tượng Phật tại chùa có màu trầm cổ trang nghiêm (Ảnh: Sưu tầm)

Thủy đình chùa Thầy

Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

Người dân nơi đây cho rằng, khi hoa gạo rơi xuống là mùa lễ hội, cảnh chùa Thầy sơn thủy hữu tình kết hợp với màu hoa gạo đỏ tức là rất là may mắn. Đến chùa Thầy tham quan theo tâm lí thoải mái xong bắt đầu ra để thả hồn ngắm cảnh, chụp dưới bóng cây hoa gạo, cảm tưởng như 1 sự may mắn, đem đến cho du khách rất là thích thú”.

Văn hóa Việt Nam thời kì này có sự khảng định chủ quyền dân tộc trước ngoại bang, tượng thờ không có xuất xứ từ Đạo giáo Trung Hoa, mà đều là những người có công với nước, với dân. Do vậy khi được đưa vào thờ trong các ngôi chùa, các vị thánh này không chỉ được thờ theo kiểu thờ Hậu Phật rất phổ biến trong thế kỷ XVII, mà được thờ như những vị tổ nghề của cả một vùng đất.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống - Truyền bá tinh hoa dân tộc

Không gian cảnh quan non nước hữu tình, cho đến những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một trong Tứ bất tử của Việt Nam, đã làm cho vùng đất Sài Sơn trở nên linh thiêng. Và chùa Thầy, một công trình kiến trúc đẹp đẽ hiếm có trở thành một trung tâm Phật giáo của đồng bằng Bắc bộ, một chốn thiền không để người ta có thể tìm về.

Không chỉ là một di tích, danh thắng nổi tiếng, Chùa Thầy còn là di tích lịch sử cách mạng, cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Sơn Tây (cũ), nơi lưu dấu những kỷ niệm thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử Đảng bộ địa phương ghi lại, vào tối ngày 3/2/1947, Bác Hồ về nghỉ và làm việc tại ngôi nhà Tổ dưới chân chùa Một Mái nằm trong quần thể di tích Chùa Thầy. Từ đó đến đầu tháng 3/1947, khu vực chùa Một Mái trở thành sở chỉ huy của Trung ương để Bác Hồ lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Tại đây nhiều chủ trương và quyết định quan trọng của đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Hiện nay, trong Nhà lưu niệm Bác Hồ tại chùa Một Mái còn lưu lại nhiều kỷ vật của Người.

chùa giác lâm

Chùa Thầy với những công trình cổ kính (Ảnh: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.