Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng xứ Huế

05/05/2023

Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc đơn giản cùng nhiều công trình nghệ thuật quý giá. Ngôi cổ tự có kiến trúc gần 400 năm xây dựng từ thời chúa Nguyễn, được xếp vào các công trình tiêu biểu của xứ Huế và Việt Nam. Nếu có dịp đặt chân đến Huế, hãy một lền ghé thăm chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa đậm chất trữ tình bên dòng sông Hương để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như bầu không khí thanh tịnh nơi đây. 

Lịch sử hình thành ngôi chùa Thiên Mụ

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ". Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ". Sau này người dân có thể thoải mái gọi một trong hai tên đều được.

chùa Thiên Mụ

Kiến trúc chùa Thiên Mụ có tuổi thọ 400 năm (Ảnh: sưu tầm)

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Keo

Trong lời dẫn của bài thơ “Phỏng Thiên Mụ Tự chi tác”, Phan Huy Ích, một đại thần của Tây Sơn đã viết: Chùa Thiên Mụ... là cảnh đẹp bậc nhất của thiền lâm ở chốn Nam Hà." Ngôi chùa nằm ở nơi địa linh thế rồng cuộn, quang cảnh nên thơ trữ tình đậm chất Huế. Chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng với nhiều công trình nổi bật như: điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền...

Trước chùa dựng cửa tam quan, trên cửa có lầu, bên trái là lầu chuông, bên phải lầu trống, ngoài cửa chùa xây hai ngôi nhà lục giác bao che chiếc đại hồng chung và bia lớn thời chúa Nguyễn Phúc Chu, quanh chùa xây tường gạch có trổ 8 cửa. Chính giữa chùa là điện Đại Hùng, sau lưng là điện Di Lặc và điện Quán Âm. Điện Đại Hùng được xây dựng theo kiến trúc "trùng thiền điệp ốc", trước sân điện ở hai bên có hai nhà Lôi Gia, phía Đông và Tây có điện Thập Vương. Quy mô sửa chữa lần này đều tập trung vào phía sau chùa, đến nay trừ hai điện Thập Vương và điện Di Lặc không còn, các công trình khác về cơ bản vẫn đang tồn tại.

Điện Đại Hùng ở trung tâm (Ảnh: sưu tầm)

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

chùa Thiên Mụ

Tháp Pháp Duyên một công trình tiêu biểu và nổi bật của chùa Thiên Mụ (Ảnh: sưu tầm)

Qua nhiều đợt tu sửa lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật.

Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

chùa Thiên Mụ

Khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu ở cuối khu vườn (Ảnh: sưu tầm)

Tượng Phật Di Lặc - Biểu tượng cho sự hoan hỉ chốn Phật môn

Giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa Thiên Mụ cũng thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Quan Âm, tượng Tâm Thế Phật, tượng Hộ Pháp,... Đặc biệt ở chính điện có thờ tượng Phật Di Lặc, bên trên điện có treo hoành phi đề bốn chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề. Tượng phật Di Lặc có đôi tai rất lớn nhằm lắng nghe những khổ cực của chúng sinh. Phật có chiếc bụng to để khoan dung những lầm lỗi của dân chúng, khuôn miệng cười tươi rất đôn hậu.

Tượng Phật Di Lặc ở ngay chính điện (Ảnh: sưu tầm)

Gìn giữ nét đẹp truyền thống ngôi chùa cổ 400 năm - chùa Thiên Mụ

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có, chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng, vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.

Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa. Những hàng thông ba lá của xứ ôn đới kỳ lạ lại luôn tỏa một màu xanh tươi mát ở đây, xõa bóng xuống che các khoảng sân chùa mát rượi. Đến viếng chùa là quên hết mệt nhọc, nóng bức hay đường xa.. Đến đây, chỉ còn sự thanh bình, thư thái, mát dịu trong tâm hồn. Nếu có dịp tới thăm xứ Huế, bạn nhất định phải một lần ghé qua ngôi chùa Thiên Mụ để trải nghiệm không gian Phật giáo độc đáo, cổ xưa của Việt Nam.

chùa Thiên Mụ

Cổng Tam Quan vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ (Ảnh: sưu tầm)

Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

- Chùa Keo - Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam

- Chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi giữa lòng Tp Hồ Chí Minh

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.