18/07/2023
Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Du khách đến đây không chỉ để lễ bái mà còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi non hữu tình, bảo tháo và các di tích lịch sử có “tuổi đời” còn lâu hơn ngôi chùa rất nhiều. Cùng theo chân Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu ngay về ngôi cổ tự chốn Kinh Bắc ngay nhé!
Vào thời Lý (1009 - 1225), chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự, dựng trên sườn núi Lạn Kha hay còn gọi là núi Tiên Du. Ngôi chùa vừa là nơi thờ Phật để cầu chúc cho Hoàng gia, vừa là hành cung để vua nghỉ lại mỗi khi du ngoạn về quê hương.
Thời vua Lý Thánh Tông, ông đã cho xây dựng một toàn tháp gạch trang trí bằng đá từ năm 1057 - 1065, đồng thời cũng khởi công pho tượng Đức Phật. Khoảng thế kỉ XV, ngôi tháp bị đổ, pho tượng cũng bị vùi trong đống gạch vụn. Đến mãi cuối thời Hậu Lê (1676 -1705), chùa Phật Tích được dựng lại lần nữa trên núi Tiên Du, người ta mới tìm thấy pho tượng Phật.
Đến năm 1816 thời vua Thiệu trị, ngôi chùa được trùng tu một lần nữa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn bộ khối kiến trúc ‘Nội công ngoại quốc’ của ngôi chùa dựng vào thời hậu Lê bị phá hủy hoàn toàn, pho tượng Phật bị gãy phần đầu, phần thân thì nham nhở vết đạn. Một người trong làng đã gìn giữ phần đầu của pho tượng, đến khi đất nước giải phóng, cụ đã mang gắn lại với phần thân tượng. Sau này, các bản phục chế pho tượng vẫn không thể giữ nguyên vẹn được hình dáng ban đầu.
Chùa Phật Tích được xây dựng theo kiến trúc kiểu Nội công ngoại quốc (giống với lối kiến trúc tại chùa Vĩnh Nghiêm, một ngôi chùa nổi tiếng khác ở xứ Kinh Bắc), sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này nên có câu đối "Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.
Đại điện
Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên..." Do tích này, trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.
Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Khu Bảo tháp: Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn. Quan trọng nhất là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh đang ngồi thiền định trên tòa sen, bức tượng cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá, một nét đặc trưng của mỹ thuật thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ pháp, thần điểu, các nhạc công, vũ nữ v.v...
Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư vua Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong đặt một pho tượng Phật cao sáu thước.
Pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá, thếp vàng bề ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian cũng như nhiều lần chiến loạn, lớp vàng phía ngoài đã mất hết, chỉ còn lại lõi đá bên trong. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi tên Phật Tích.
Vào thập niên 1940, toàn dân bước vào phong trào chống thực dân Pháp, chùa Phật Tích bị đốt, pho tượng cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ, tuy được phục chế lại nhưng không còn được hoàn hảo như ban đầu. Pho tượng này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích.
Tượng Phật được tạc với mặt hình trái xoan, mắt hé mở, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn. Tượng được tạo hình vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Tạo hình cân đối giữa phần thân và đầu tượng theo sát tỉ lệ "tọa tứ lập thất" (đầu chiếm 1/4 thân ngồi và chiếm 1/7 thân đứng) tượng có dáng dấp trẻ tuổi và thanh thoát. Pho tượng toát lên một vẻ đẹp nữ tính đầy viên mãn và huyền bí. Vẻ đẹp của thân tượng thì có nét tương đồng với phong cách tạo tượng Champa đương thời.
Đầu tượng có Nhục kế (Ushnisha), búi tóc nổi cao dạng bát úp. Thân tượng mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa, xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa theo phong cách điêu khắc của trường phái "Gandhara". Kiểu thức tạo nếp áo những dải song song chạy lan tỏa này mang đậm ảnh hưởng của phong cách tạo tượng truyền thống Ấn Độ rất rõ nét. Nhưng xét vào bối cảnh lịch sử tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo thời Đại Việt thì pho tượng chùa Phật Tích lại phản ánh những dấu ấn tạo hình gần gũi hơn với phong cách tạc tượng thời Đường (thế kỷ VII - IX, Trung Quốc).
Đức Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ. Pho tượng cao 1,86 m, thêm phần bệ thì đạt 2,69 m.
Theo các chuyên gia, tượng Phật A Di Đà thời Lý không chỉ là một hiện vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là một tuyệt tác về điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, một chuẩn mực về điêu khắc tượng tại Việt Nam xưa và nay. Theo nhà nghiên cứu Đào Xuân Ngọc, pho tượng chùa Phật Tích mang giá trị nghệ thuật độc đáo mà các nhà nghiên cứu mỹ thuật thường lấy điểm rơi cho phong cách điêu khắc thời Lý là phong cách Phật Tích.
Năm 2010, kỉ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội, ngoài các công trình tu bổ tại chùa Phật Tích, còn có công trình chế tác pho Đại tượng Phật. Pho Đại Phật tượng A Di Đà được khởi dựng bằng đá xanh, cao trên 27m nặng 3000 tấn. Tượng Phật được đặt trên đỉnh núi Phật tích, có độ cao 108 mét so với mặt nước biển. Đay là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á và là công trình tượng đài bằng đá hoành tráng đầu tiên ở Việt Nam. Pho tượng này được mô phỏng theo nguyên mẫu pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích cổ được làm bằng đá có từ thời Lý.
Đại Phật tượng được khởi dựng với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi đánh dấu nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là việc bảo tồn và phát huy nét nghệ thuật điêu khắc động đáo của triều đại trong lịch sử Việt Nam. Đánh dấu cho một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Keo - Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
- Chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi giữa lòng Tp Hồ Chí Minh
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng xứ Huế (05/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter