09/06/2023
Nằm trên ngọn Thủy Sơn, được biết đến là ngọn núi lớn và đẹp nhất tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng là một ngôi chùa cổ, mang trong mình vẻ đẹp huyền bí và linh thiêng. Du khách đến đây không chỉ để lễ bái mà còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngọn Thủy Sơn, hệ thống hang động độc đáo và các di tích lịch sử có “tuổi đời” còn lâu hơn ngôi chùa rất nhiều. Cùng theo chân Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu ngay về ngôi cổ tự giữa đỉnh Ngũ Hành Sơn nhé!
Ngôi cổ tự nằm trên ngọn Thủy Sơn, ngọn núi lớn nhất của Ngũ Hành Sơn, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Chùa được trùng tu nhiều lần, trải qua thời gian từ am Dưỡng Chân được dựng vào khoảng năm 1740-1786 (vào thời Vua Lê Hiển Tông) đến Dưỡng Chân đường, rồi chùa Ứng Chân từ tranh tre thành gạch ngói đến sau này khi đổi tên là Linh Ứng. Qua thời gian, ngôi chùa đã trở thành một trong những địa chỉ tâm linh quan trọng với người dân khu vực lân cận.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, chùa Linh Ứng được hình thành bởi một vị tiền hiền hiệu là Quang Chánh, thế danh Bửu Đài, người ở làng Khái Đông, thuộc phường Hòa Hài, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay. Khi đến ẩn tu tại động Tàng Chơn vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, vị tiền hiền này đã lập ra một thảo am trước động gọi là Dưỡng Chơn Am, sau đó ông thành tu sửa thành chùa và đổi tên thành Dưỡng Chơn Đường. Trong một lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn, vua Gia Long đã ghé thăm Dưỡng Chơn Đường, cho xây lại quy mô hơn và đổi tên thành Ngự chế Ứng Chơn Tự.
Đến thời vua Minh Mạng, vào năm 1825, chùa được xây dựng lại bằng gạch ngói khang trang hơn, được sắc phong Quốc Tự và đổi tên thành Ứng Chơn Tự. Đồng thời, vua Minh Mạng còn cho xây dựng hai con đường bậc cấp dẫn lên núi: Đường ở cổng phía Tây dẫn lên chùa Tam Thai với 156 bậc cấp và đường ở cổng phía Đông dẫn lên chùa Ứng Chơn có 108 bậc cấp. Ngày nay, hai con đường này vẫn còn được giữ gìn và hầu hết du khách lên núi Thủy Sơn đều leo lên theo cổng phía Tây và đi xuống ở cổng phía Đông.
Vào năm 1891, khi ngự giá đến Ngũ Hành Sơn viếng chùa và tổ chức trai đàn cầu Quốc thái dân an, vua Thành Thái sợ chữ “Chơn” phạm húy đến một vị vua triều Nguyễn (là vua Dục Đức cha của mình) nên đã đổi tên chùa thành Linh Ứng Tự và tên này được giữ cho đến ngày nay.
Sau hơn 3 thế kỷ tồn tại, trải qua thời kỳ chiến tranh và những đợt thiên tai, chùa Linh Ứng đã bị hư hỏng nhiều. Tuy vậy, với sự bảo quản cẩn thận của các nhà sư, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu và cả hai bảng vàng do vua Minh Mạng và vua Thành Thái sắc phong là Ngự chế Ứng Chơn Tự Minh Mạng lục niên (phong Quốc Tự năm Minh Mạng thứ 6- năm 1825) và Cải chế Linh Ứng Tự Thành Thái tam niên (đổi tên thành Chùa Linh Ứng năm Thành Thái thứ 3 – 1891).
Nằm yên bình trên ngọn Thủy Sơn, tại phường Hòa Hải, huyện Hòa Vang, chùa Linh Ứng tạo cho người ta cảm giác tự tại và an nhiên, dầu kiến trúc và cách bài trí tượng thờ cũng khá đơn giản, giống các ngôi chùa khác. Chùa Linh Ứng Non Nước nổi bật với kiểu kiến trúc hình chữ Nhất.
Kiến trúc bên ngoài chùa Linh Ứng
Ngay khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ nhìn thấy một bức tượng Phât trắng muốt, cao 10m ngồi uy nghiêm. Nếu để ý, bạn sẽ thấy tượng có vị thế tựa lưng vào núi, mặt hướng về phía chùa rất uy nghiêm. Tô vẻ cho không gian chùa thêm phần tươi mới đó chính là những cây cối, hòn non bộ và hoa được bày trí khắp mọi nơi.
Tháp Xá Lợi chùa Linh Ứng Non Nước
Trong khi vãn cảnh chùa, du khách sẽ được nhìn thấy sự xuất hiện của tháp Xá Lợi, là một công trình được xây dựng từ năm 1997. Tháp cao 28m, gồm 7 tầng, bên trong có dựng 200 tượng Phật, Bồ Tát và La Hán. Nằm ở tầng thứ 7 của tháp có thờ Xá Lợi Phật cùng với 7 vị Phât truyền Đăng. Tháp Xá Lợi cũng chính là tháp thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Kiến trúc khu vực chánh điện chùa Non Nước
Bước vào bên trong khu vực chính của chùa Linh Ứng, du khách sẽ bị đập ngay vào mắt khung cảnh uy nghiêm của tượng phật Thích Ca được đặt ở chính giữa. Ngoài ra, nếu nhìn ở bên phải sẽ thấy tượng Phật Di lặc và bên trái là Phật A Di Đà. Trong đạo Phật, sự quy tụ của 3 tượng Phật này được gọi là Tam Thế Vật. Ở giữa còn có tượng Bồ Tát, gồm Phổ Hiển và Văn Thù. Riêng hai bên chánh điện còn có Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tạng Vương Bồ Tát.
Vòng ra phía sau chùa là động Tàng Chơn - nơi có hệ thống phối thờ và bài trí khá đặc biệt mà ít nơi có được, rộng 7m và dài 10m, được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng.
Khi đến thắp hương tại chùa Linh Ứng, du khách sẽ được chiêm bái bức tượng Phật Thích Ca uy nghiêm ở giữa, bên phải là tượng Phật Di Lặc và bên trái là Phật A Di Đà, gọi là Tam Thế Phật. Gian giữa còn có tượng Bồ Tát là Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn thù. Hai gian bên của chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Ngoài ra, trong tháp Xá Lợi cao 28m, gồm 7 tầng có tôn thờ gần 200 tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Riêng tầng 7 thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng. Đây là tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất Việt Nam. Động Tàng Chơn còn lưu giữ được bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn bằng xi măng.
Không chỉ sở hữu những di tích linh thiêng cùng những hiện vật quý giá, chùa Linh Ứng Non Nước còn là nơi thiền tịnh lý tửng. Bao quanh chùa được phủ xanh cây cối cùng với hệ động thực vật phong phú, nơi đây còn sở hữu không khí trong lành mát mẻ quanh năm.
Bên trong chùa thờ rất nhiều vị phật như Phật Thích Ca Như Lai, Quán Thế Âm Bồ Tát, Tam Thế Phật, các vị bồ tát và các hộ pháp, bên ngoài lại là vườn cây xanh mát. Tất cả tạo nên một không gian yên tĩnh, thi vị và linh thiêng.
Cứ mỗi cuối tuần hoặc những ngày rằm, mồng 1, không chỉ người dân Đà Nẵng mà còn rất nhiều du khách lui tới chùa Linh Ứng Non Nước. Một phần để thắp nhang, cầu tự, chiêm bái Phật, một phần để trút bỏ đi những muộn phiền của cuộc sống, tìm lại sự tĩnh tâm cho tâm hồn
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Keo - Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
- Chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi giữa lòng Tp Hồ Chí Minh
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng xứ Huế (05/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter