07/04/2023
Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương Hà Nội được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt nam, đặc biệt là nét văn hóa tâm linh. Tản Đà từng có vần thơ miêu tả về quang cảnh nơi đây:
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân.
Lịch sử kể rằng khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Quang thuận thứ 8 (1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù. Ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.
Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua Lê Trung Hưng. Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng. Trải qua nhiều đời chư Tổ gây dựng, đến nửa đầu thế kỷ 20, nơi đây được khách thập phương ngợi ca ví như tòa lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất Nam thiên”.
Nhưng đáng tiếc ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đưa quân vào đây đốt phá, biến Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn. Năm 1948, giặc lại vào đốt phá lần nữa, rồi năm 1950 quân Pháp lại cho máy bay thả bom khiến cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù bị san phẳng. Dấu vết xưa của Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ 17 và cây Thiên Thủy Tháp.
Năm 1951, Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đồng tro tàn đô nát 6 gian nhà tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. Vào năm 1989, dưới sự trụ trì của cố Thượng tọa Thích Viên Thành, Ban xây dựng Chùa Hương đã khởi công tái thiết lại chùa Thiên Trù đến năm 1991 thì khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn.
Những năm sau này, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì đời thứ 12 - mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới, để đến ngày nay, chúng ta đến đây được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất đẹp.
Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.
Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn thường được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Một kiến trúc cổ còn được lưu giữ là tòa “Viên Công Bảo tháp” khu vực chùa Thiên Trù. Tháp được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi lưu giữ xá lợi của tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kỹ thuật xây tháp rất tinh xảo. Tòa Tam Bảo chùa Thiên Trù là công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc truyền thống
Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người, chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây, bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.
Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương.
Ngồi trên con thuyền độc mộc nhỏ trôi theo dòng nước suối, mỗi mùa bạn lại được ngắm nhìn vẻ đẹp của một loài hoa khác nhau. Là màu đỏ tươi tắn, rực rỡ của hoa gạo mỗi khi hè về, chút tím nhạt mộng mơ của hoa súng mỗi dịp cuối thu hay sắc trắng tinh khôi ngập trời của hoa ban, hoa mận mỗi độ xuân về. Cũng bởi vậy mà bến đò bên con suối nhỏ lúc nào cũng tấp nập người đến thăm.
Tượng Phật chùa Hương - Đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đấng linh thiêng ở chùa Hương, nơi triệu người thành tín ấy là ai? Đó là Phật, là Thánh nhưng nổi bật hơn cả có lẽ là Phật Bà chùa Hương – Người đã làm nên danh xưng của vùng thắng tích. Theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hóa với danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.
Tương truyền, Phật Bà là con gái thứ ba của Trang Vương, ở nước Hưng Lâm. Trang Vương cầu hoàng tử không được. Nhưng bởi có lòng thành, nên chỉ cho ba công chúa giáng sinh. Khi khôn lớn lên, hai chị lấy chồng, nhưng gặp hai phò mã đều ham mê chơi bời, không lo toan việc nước, nên vua lại bắt bà Chúa Ba lấy chồng, để kén người tài giỏi nhường ngôi, nhưng chúa Ba nhất định xin đi tu để sau này độ cho gia đình và chúng sinh thoát khỏi tội khổ.
Trang Vương không nghe sai đốt chùa, giết tăng ni và giết cả Chúa Ba. Nhưng thiên đình đã sai Thần núi Hương Tích hiện ra con hổ nhảy xuống cứu Công Chúa cõng về vùng núi Hương Sơn, lúc đầu để tu ở am Phật Tích Giải Oan sau đức Phật Thích Ca lại hiện thân để thử thách, thấy công chúa lòng son dạ sắt quyết chí tu hành mới chỉ cho vào động Hương Tích tu ở đấy. Khi thành đạo biến hóa thần thông ra nghìn tay tế độ được, rồi đã hóa thân về cứu độ cho cha, trừ nghịch cho nước. Nơi đâu chúng sanh mắc nạn, Quan Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ.
Từ xưa, các vị Tổ sư chùa Hương đã tổ chức Khánh đản đức Phật chủ chùa Hương Quán Thế Âm Bồ Tát vào ngày 19/2 âm lịch. Ngày nay, cứ từ 11h đêm 18/2 đến 1h sáng 19/2 âm lịch, hàng nghìn ngọn nến được thắp lên trong động Hương Tích trong lễ “Ngũ Bách Danh” với hàng nghìn Tăng Ni và Phật tử tham dự. Tiếng niệm Phật Bồ Tát Quán Thế Âm của toàn thể đại chúng cùng hòa vào ánh sáng màu nhiệm của hàng trăm ngọn nến lung linh huyền ảo nến đã làm cho khung cảnh động Hương Tích trở nên linh thiêng và màu nhiệm…
Theo truyền thuyết kể lại, nguồn gốc của lễ hội chùa Hương xuất phát từ những năm 1770, khi chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du cùng quân dưới trướng đến Trần Sơn Nam, ông đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh. Chúa ca ngợi nơi đây có vị trí đắc địa sẽ là điểm tựa tinh thần của người dân để cầu bình an và những điều suôn sẻ trong cuộc sống. Chúa Trịnh Sâm cũng là người góp phần đưa động Hương Tích trở thành một di tích lớn và đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương sau này.
Lễ hội chùa Hương Hà Nội không chỉ là một lễ hội du xuân thường niên mà còn mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của người dân Bắc Bộ. Các tín ngưỡng thờ cúng tại lễ hội này hội tụ đủ các nghi thức tôn giáo của nước ta như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
Phần hội là sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và tận dụng cảnh quan thiên nhiên hiếm có tại danh thắng chùa Hương. Đến đây, bạn không chỉ hiểu thêm về những giá trị văn hóa của lễ hội chùa Hương mà còn cảm nhận được sự đoàn kết của dân tộc, con người Việt Nam; được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch hằng năm, trong đó, ngày mùng 6 Âm lịch là ngày khai hội hay còn gọi là lễ mở cửa rừng.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter