15/03/2023
Chùa Giác Lâm là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở thành phố Hồ Chí Minh với tuổi đời 300 năm. Ngôi cổ tự có lối kiến trúc đặc trưng nhuốm thêm chút màu sắc của thời gian nên được đông đảo khách hành hương ghé thăm. Ngoài ra, tại đây cũng còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác, quý vị nên tới cổ đình dâng nén hương thơm và tham quan không gian Phật giáo đậm nét đặc sắc miền Nam nhé!
Chùa Giác Lâm tọa lạc còn có tên gọi khác là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm, tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào năm 1744 và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Việt Nam năm 1988. Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở thành phố Hồ Chí Minh với tuổi đời 300 năm.
Theo sử sách ghi lại, vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên tiền để xây dựng nên. Ban đầu, chùa có tên gọi là chùa Sơn Can. Về sau, do ngôi chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn mà người ta gọi ngôi chùa là chùa Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có cái tên khác là Cẩm Đệm. Vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm và làm nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi ông là ông Cẩm Đệm.
Đến năm 1774, sau khi Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc (Trụ chì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền Sư Tổ Tông – Viên Quang về trụ trì ngôi chùa này, chùa được đổi tên thành Giác Lâm.
Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Giác Lâm có 3 lần trùng tu lớn. Đó là vào các năm 1789 – 1804; 1906-1909; và đầu năm 1999. Từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu. Thời gian này, chùa là nơi trú ẩn của rất nhiều nhà hoạt động cách mạng. Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka và đưa về chùa Long Vân an trí. Ngày 16/11/1988, chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Giác Lâm là tổ đình theo phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Ngôi cổ tự có lối kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau, bố cục trên mặt hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.
Cổng Nhị Quan chùa Giác Lâm
Cổng nhị quan trước chùa được xây dựng vào năm 1945. Với tượng hai con sư tử chầu hầu hai góc cổng, mang dáng dấp văn hoá Ấn Độ. Đầu rắn Naga cách điệu mang yếu tố Phật giáo Khmer. Chân cổng là dạng chân quỳ, hoa văn hình học, chạm nổi… Trên cổng nhị quan còn ghi những hàng chữ Hán cho biết truyền thuyết về Ô quan thái tử đời Đường.
Cửa nhị quan với lá chắn bình phong ở giữa và hai cửa hai bên. Không có cổng trổ thẳng vào chính diện mang ý nghĩa theo phong tục kiêng kỵ. Không trổ cửa chính vào thẳng nhà vì cho rằng quỷ thần đi theo đường thẳng. Chùa trước đây không có cổng tam quan. Sau này, vào năm 1995, cổng tam quan mới được xây dựng.
Kiến trúc chính điện
Kết cấu của ngôi chùa là hai nếp nhà tứ trụ theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa gồm có 4 vạt với sống mái thẳng, là kiểu mái chùa thường thấy trong kiến trúc chùa chiền Nam Bộ. Trên đỉnh mái chùa là tượng “lưỡng long tranh châu” vô cùng quen thuộc trong văn hóa chùa chiền Việt.
Bước vào chính điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian tâm linh rộng lớn, là kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Chính điện có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Mỗi cột đều chạm khắc câu đối chữ Hán độc đáo. Các cửa võng bên trên đều trang trí bằng thếp vàng theo phong cách truyền thống những hình ảnh tứ linh, tứ quý,….
Trung tâm chính điện, bàn Tam bảo là nơi tọa lạc của tượng Phật và các bồ tát. Những bức tượng bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, công phu đã có hàng trăm năm tuổi.
Khu nhà thờ tổ
Khu nhà thờ tổ có bàn thờ các vị hòa thượng trụ trì của chùa từ trước đến nay cùng bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương. Đằng sau gian thờ tổ là khu vực giảng đường với phần mái được thiết kế giống mái khu chính điện, dành riêng cho tăng sĩ đến vào thời điểm quan trọng và các dịp lễ lớn trong chùa. Trong thời gian chiến tranh, nơi này cũng là khu vực nuôi và ở của cán bộ, công tác trinh sát nội thành. Ngoài ra, thông qua một sân Thiên Tĩnh là giảng đường với nhà Trai nối nhau với tác dụng tạo ánh sáng cho ngôi chùa.
Khuôn viên
Ngoài kiến trúc chính là các khu nhà thờ tổ thì khuôn viên tổ đình cũng mang nét đặc sắc riêng và thu hút nhiều du khách thập phương. Không thể không kể tới là Bảo Tháp Xá Lợi của chùa. Bảo Tháp này được xây dựng lại năm 1980 bởi kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, nhưng đến năm 1975 thì tạm dừng, mãi tới năm 1993 mới xây tiếp và hoàn thành năm 1994. Bảo Tháp Xá Lợi chùa Giác Lâm quận 11 có 7 tầng, cao 32,7m, diện tích hơn 600m2, hướng về phía Bắc. Ngoài ra trước cửa chính điện có đặt thờ tượng Quán Thế Âm, khách dâng hương trước khi vào chính điện sẽ phải ngang qua nơi này.
Tại chính điện chùa Giác Lâm là hệ thống bàn thờ tượng Phật đồ sộ. Đầu tiên là điện thờ Phật: Lần lượt từ bên trong ra, trước là bàn ngài A Di Đà, tiếp theo là bàn Hội Đồng với 4 tượng Phật đang đứng với tư thế uy nghiêm, cuối cùng là bàn Tam Bảo với 5 bức tượng Phật đang ngồi đầy trang nghiêm.
Bàn A Di Đà có Đức Phật A Di Đà lớn tọa lạc ở giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí. Ngoài ra, theo sự tín ngưỡng, tượng thờ Tam Thế Phật chùa Giác Lâm quận 11 được đặt theo hàng dọc: Phật A Di Đà – Phật Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan và Di Lặc. Hơn nữa, hai bên tòa Cửu Long và tượng Phật Thích Ca khi đản sản có tượng hai vị Hộ Pháp biểu trưng cho thiện và ác. Tiếp theo là bàn Hội đồng có ba tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu.
Cuối cùng là bàn Tam Bảo: Ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca và xung quanh là Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. Bốn vị Bồ Tát được tạc với kiểu dạng tay cầm bảo bối, tay bắt ấn và tư thế ngồi trên người thú (thượng kỳ thú) với ý nghĩa thuyết pháp, phổ độ chúng sinh.
Phía sau chính điện là bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương.
Có thể thấy, chùa Giác Lâm là một công trình kiến trúc vô cùng vĩ đại và cổ kính, đã đồng hành và hòa nhịp cùng dân tộc Việt Nam. Chùa còn giữ lại được nhiều hiện vật, pho tượng quý từ rất nhiều năm trước, mang đặc trưng về sự phát triển của Phật Giáo tại miền Nam suốt hàng trăm năm qua. Hiện tại, ngôi chùa đang có 119 pho tượng độc đáo, đặc biệt nổi tiếng là pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca khi vừa sinh ra bằng đồng, bộ tượng Thập Bát La Hán,…
Không chỉ có các pho tượng, chùa Giác Lâm quận 11 còn sở hữu các công trình chạm khắc đầy tinh tế và quý hiếm bao gồm 23 Bao Lam Chạm Lộng, 23 bức Hoành Phi, 88 câu đối Thếp Vàng công phu, 46 bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ xưa. Khu vực cuối cùng là ba khu tháp mộ cổ, khu vực thờ các vị Thiền Sư, Hòa Thượng và Tu Sĩ từ khoảng đầu thế kỉ 19 đến thế kỉ 20.
Trải qua 300 năm với nhiều giai đoạn đất nước chìm trong chiến tranh, ngày nay tổ đình Giác Lâm sừng sững như một dấu ấn vàng son của lịch sử. Những giá trị văn hóa ngôi chùa mang lại cần được gìn giữa và truyền lại cho nhiều thế hệ mai sau.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Chùa Cầu Hội An - Kiến Trúc Văn Hóa Độc Đáo Mang Linh Hồn Của Thành Phố (25/12/2023)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter