Chùa cổ Thiên Bửu – Hành trình tâm linh

09/01/2023

Đến với Khánh Hòa, cùng chúng tôi ghé thăm ngôi chùa Cổ Thiên Bửu – Hành trình tâm linh không thể bỏ lỡ. Ngôi chùa được hình thành từ năm nào? Đã trải qua quá trình lịch sử ra sao? Là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm hiện nay khi có cơ duyên đến với chùa. Mọi thắc mắc của quý vị sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây của Đúc Đồng Bảo Long.

Chùa Thiên Bửu tọa lạc ở đâu?

Ngôi chùa nằm ở cạnh dòng sông Lốt, dưới cầu Bến Gành. thuộc thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thật vinh dự khi được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất ở Ninh Hòa hiện nay.

Chùa còn có một số tên gọi khác như: chùa Kỳ Lân, chùa Điềm Tịnh, chùa Thiên Bửu Thượng, Tổ đình Thiên Bửu. 

Chùa Thiên Bửu tọa lạc tại xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Chùa Thiên Bửu hình thành vào năm nào?

Chùa do Tổ Tế Hiển - Bửu Dương, đời thứ 36 dòng Lâm Tế, khai sơn vào khoảng những năm trước 1763, thuộc thế kỉ XVIII.

Là một trong những ngôi cổ tự tại Ninh Hòa có tuổi đời gần 300 năm. Nơi đây hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ tại địa phương như bài vị của Tổ khai sơn và các Tổ kế thừa hiện thờ tại chùa Thiên Bửu; ngôi tháp cổ Bửu Dương; đại hồng chung còn lưu tại chùa Thanh Lương, làng Nhĩ Sự, xã Ninh Thân đúc vào thời Lê Cảnh Hưng có khắc tên Tổ Bửu Dương chứng minh đúc chuông.

Chùa Thiên Bửu hình thành vào khoảng thế kỉ XVIII

Chùa Thiên Bửu thờ Phật nào?

Trong chùa có đặt pho tượng Phật Thích Ca đang ngồi được sơn son thếp vàng và nhiều tượng Phật khác như Phật A Di Ðà, Phật Di Lặc v.v…Nơi đây cũng là tổ đình của hầu hết các chùa khác ở Ninh Hòa.

Chùa hiện thờ rất nhiều vị phật như Phật Thích Ca, A Di Đà,...

Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Cổ Thiên Bửu

Theo hồ sơ khảo sát của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa và qua những tài liệu lịch sử đã thu thập được cho thấy, ngôi chùa hiện nay có diện tích còn khoảng 4.000 m2.

Ngôi chùa bao gồm các công trình kiến trúc: Tam quan, tiền đường, chánh điện, nhà đông, nhà tây, nhà tăng.

Cách chùa khoảng 500m là khu 5 ngôi tháp cổ của các vị sư trụ trì chùa Thiên Bửu. Trong đó, tháp tổ Bửu Dương là ngôi tháp để lại ấn tượng nhất mang giá trị nghệ thuật cao hay còn được biết đến là vị tổ khai sơn chùa Thiên Bửu.

Bảo tháp gồm 7 tầng, toàn thân tháp xây trên 1 bệ hình mai rùa, có 4 rồng chầu, 2 lân phục. Trước trụ cổng đắp hình hoa sen với mai, lan, trúc, tước và cặp thơ đối chữ Hán. Thân tháp là 56 bức phù điêu sinh động với đủ hình long, lân, quy, phụng, mai, lan, cúc, trúc, hạc tùng trúc tước, hoa sen tịnh bình, lư châu, thơ minh đối triện… được bài trí đăng đối. Có thể nói đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật cao mà còn thể hiện sự tài hoa, khéo léo về trình độ và thẩm mỹ của người xưa.

Tháp Tổ Bửu Dương - vị tổ khai sơn ra Thiên Bửu
 

Đặc biệt, trước sân chùa có cây me cổ thụ cao sừng sững trên 20 mét, gốc to hơn 8 mét, tán lá cây rất rộng, có trái quanh năm. Cây me có nhiều bọng rỗng trên các nhánh nên trong thời Việt Minh chống Pháp người ta thường dùng các bọng cây này làm hộp thư bí mật. Qua cổng tam quan, bên lối gạch vào chùa là hai cây sứ được trồng từ thời Tổ Phước Tường về trụ trì cách nay cũng đã gần 100 năm.

Cây me có gốc chu vi 8m

Ghé thăm chùa Thiên Bửu vào các dịp lễ nào?

Chùa Thiên Bửu là nơi sinh hoạt văn hóa và tâm linh của cộng đồng cư dân trong và ngoài thôn. Hàng năm, chùa tổ chức các lễ hội theo lịch âm thường niên: Ngày 20/2 giỗ tổ khai sơn chùa (Hòa thượng Tế Hiển - Bửu Dương); lễ Phật đản; lễ Vu Lan; ngày 28/7giỗ tổ Phước Tường. Ngoài ra, vào ngày 17 âm lịch hàng tháng, chùa tổ chức thuyết giảng tu thọ Bát quan trai (giảng dạy giữ gìn 8 giới nhà Phật) và các ngày sóc vọng hàng tháng.

Ghé thăm chùa Thiên Bửu vào các dịp lễ

Chùa Cổ Thiên Bửu – Nét đẹp tâm linh

Không chỉ có những nét đẹp về kiến trúc mà chùa Thiên Bửu còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa chính là chứng nhân của lịch sử bởi nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của các triều đại dân tộc. Không những vậy, chùa còn mang giá trị văn hóa tâm linh trường tồn với nhiều hiện vật có lịch sử hình thành gần 300 năm.  

Hàng năm chùa đón nhiều đợt khách đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may đã đem lại giá trị du lịch cao. Ghi nhận những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, năm 2013, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3090/QĐ-CT.UBND xếp hạng Chùa Thiên Bửu là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Như vậy với những giá trị đó, chùa Thiên Bửu chính là niềm tự hào của người khánh Hòa nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bả văn hóa tâm linh của nước ta từ gần ba thế kỷ trước đến với bạn bè quốc tế, cần được bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp đến với thế hệ nay và mai sau.

Nếu 1 lần đặt chân đến Khánh Hòa, hãy ghé thăm ngôi chùa cổ Thiên Bửu

Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất

Copyright © 2019 ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG.