25/12/2023
Chùa Cầu, được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam. Nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản và là điểm nhấn cho văn hóa và du lịch tại Hội An. Chùa Cầu là nhân chứng lịch sử, đã chứng kiến hành trình lịch sử của Quảng Nam hay Việt Nam nói chúng. Cùng theo chân Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu ngay về ngôi chùa nổi tiếng ngay nhé!
Chùa Cầu Hội An nằm trong khu vực phố cổ Hội An tại tỉnh Quảng Nam, nơi đây còn có tên gọi là cầu Nhật Bản hoặc Lai Viễn Kiều. Chùa Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 do một số thương nhân người Nhật cùng nhau góp tiền nên mới có tên gọi là chùa Nhật Bản. Theo truyền thuyết xa xưa thì chùa Cầu chính là một thanh kiếm đâm vào lưng con quái vật Namazu để nói không quẫy đuôi và không xảy ra động đất.
Sau đó một thời gian thì chùa Cầu được xây thêm phần chùa nối vào phần lan can phía Bắc và nhô ra giữa cầu. Từ đó cái tên chùa Cầu Hội An ra đời! Đến năm 1719 chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa”. Đến các năm 1817, 1865, 1915, 1986 thì chùa được trùng tu và thay thế các kiến trúc Nhật Bản bằng thiết kế đậm chất Việt Nam - Trung Quốc. Đến ngày 17/2/1990, chùa Cầu Hội An được công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá quốc gia.
Chiếc cầu ban đầu được khởi dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ 16, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, công trình là vật trấn yểm con Cù – một loài thuỷ quái có đầu ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và đuôi ở Nhật Bản; mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Trên thực tế, ngoài chức năng giao thông và tín ngưỡng, cây cầu là điểm hẹn và là nơi phân xử tranh chấp trong buôn bán ở thương cảng Hội An trong lịch sử.
Năm 1653, ở sườn cầu phía Bắc được dựng thêm phần chùa (làm cho mặt bằng công trình có hình chữ T); nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều”, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817 dưới thời nhà Nguyễn.
Chùa Cầu dài khoảng 18m, rộng khoảng 3m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Cấu trúc cầu theo mặt bằng gồm 3 phần chính là 2 phần đầu cầu và phần thân cầu ở giữa. Mỗi phần đầu cầu hai phía được xây gạch bao gồm 3 nhịp, phần cầu ở giữa có 5 nhịp đặt trên các trụ gạch cắm xuống nước. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có 3 hệ mái tương ứng với 3 phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương, với những chi tiết trang trí tinh xảo trên bờ nóc, bờ chảy. Đặc biệt là có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.
Giữa cầu là lối vào Chùa. Gọi là Chùa nhưng thực tế ở đây không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – một vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người – theo tín ngưỡng người Trung Hoa. Bên trên lối vào gian thờ có tấm biển gỗ đề 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phía trên cửa, dưới tấm biển có hai mắt cửa, một chi tiết kiến trúc đậm nét tín ngưỡng của Hội An.
Hai đầu cầu có đặt tượng khỉ (linh hầu) và chó (thiên cẩu). Đây được coi là đôi linh vật canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu, được thờ cúng trang trọng. Không rõ nguyên nhân xuất xứ của đôi linh vật này. Có giả thuyết cho rằng khỉ và chó thể hiện thời gian xây dựng cầu, trong khoảng từ năm con khỉ đến năm con chó, tuy nhiên điều đó chưa được xác tín.
Chùa Cầu Hội An thờ ai?
Chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khác. Nơi đây thờ vị thần bảo hộ xứ sở mang niềm vui, hạnh phúc đến cho con người là Bắc Đế Trấn Võ. Do vậy, hàng ngàn du khách cũng như người dân liên tục viếng thăm với mong muốn tìm tới những điều tốt đẹp.
Chùa Cầu Hội An còn gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Điển hình như việc điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại trong khu phố cổ. Đặc biệt, địa danh này còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy quái và thủy tai.
Chùa Cầu Hội An đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có. Đặc biệt, ngày 17 tháng 2 năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Vậy nên, muốn khám phá bên trong chùa Cầu Hội An, bạn nên đặt chân đến đây ít nhất một lần trong đời.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam cùng quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, quý vị có thể ghé thăm Đúc Đồng Bảo Long để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn tham khảo thêm các mẫu đồ thờ, tranh đồng, tượng đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Keo - Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
- Chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi giữa lòng Tp Hồ Chí Minh
Bài viết khác
Đình, Chùa Đồng Niên - Độc Đáo Hệ Thống Tượng Phật Trăm Năm (26/01/2024)
Ghé Thăm Chùa Cỏ Thum - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia (16/11/2023)
Chùa Tà Pạ - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng An Giang (15/11/2023)
Độc Đáo Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Của Người Khmer (24/10/2023)
Ghé Thăm Chùa Xiêm Cán - Ngôi Chùa Khmer Cổ Đẹp Nhất Tại Bạc Liêu (04/10/2023)
Chùa Phật Tích - Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Xứ Kinh Bắc (18/07/2023)
Chùa Linh Ứng - Ngôi Chùa Linh Thiêng Đỉnh Ngũ Hành Sơn (09/06/2023)
Chùa Bổ Đà - Chốn Tiên Cảnh Vùng Kinh Bắc (15/05/2023)
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông giữa lòng Sài Gòn (10/05/2023)
Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng xứ Huế (05/05/2023)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi
Kết nối với chúng tôi
Newsletter