Cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa?

13/07/2020

Đi lễ chùa là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Vậy đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì? Sắm lễ khi đi chùa sao cho đúng? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của việc đi lễ chùa

Đi lễ chùa là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt. Mọi người thường đến chùa lễ Phật vào những ngày rằm, ngày mồng một, ngày Tết, ngày lễ,... để mong cầu bình an, sức khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, yên vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, có con nối dõi, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn mình xã hội hoặc cầu nguyện cho những người ở thế giới bên kia sớm được siêu sinh tịnh độ, luân hồi chuyển kiếp,... 

Đi lễ chùa, ngoài ý nghĩa mang giá trị tâm linh thiêng liêng thì chùa còn mang giá trị giáo dục nhân cách con người. Chùa là nơi lý tưởng để lễ Phật, học giáo pháp, thực hành đời sống đạo đức, củng cố đời sống tinh thần. Đi chùa còn giúp con người tịnh tâm suy nghĩ và gạt bỏ những khúc mắc, những trăn trở khó khăn trong cuộc sống, từ đó giải thoát họ khỏi sự vô minh.

cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa

Đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì? Là điều mà được rất nhiều người quan tâm

Cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa?

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa không thể tuỳ hứng hay cứ chuẩn bị càng nhiều đồ lễ càng tốt,... mà cần có những quy định buộc người hành lễ cần tuân thủ, cụ thể:

– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,... Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,… Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có tiền, vàng nên để vào hòm công đức đặt tại chùa, còn tiền giấy âm phủ thì nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thời Đức Ông nếu chùa có lễ này.

– Hoa tươi lễ phật: Thông thường là các loại hoa được được chọn để dâng Phật, Quan Thế Âm và các vị Thần Thánh sẽ là các loài hoa truyền thống đặc trưng của người Việt có thể la hoa sen, hoa huệ, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,... Không nên dùng các loại hoa như hoa nhài, hoa ly, hoa dại,...

– Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…

chuẩn bị gì khi đi lễ chùa

Khi đi lễ chùa chỉ cần hương, hoa là đủ, thành tâm luôn là điều quan trọng nhất

– Vào rằm tháng Bảy, mọi người sẽ thường sắm sửa lễ vật để đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, cả những cô hồn vất vưởng trên thế gian này. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng thường là những đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh như: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

–  Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.

>>> Quý khách tham khảo 500 mẫu tượng đồng đẹp nhất hiện nay!

Những điều nên và không nên khi đi lễ chùa

1. Không chạy qua chạy lại, nói chyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tuỳ tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ, gây tiếng động lớn quanh khu vực phật điện, tam bảo.

2. Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; sinh sinh đạo Niết Bàn.

3. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.

4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí chiều vị trí chạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,...

7. Vào chùa, nên dùng phật danh “A di đà phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả ngưỡi vãn cảnh và nhà chùa.

cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa

Chùa thường thờ Phật nên các món lễ vật luôn phải là những đồ chay tịnh

Cách bày mâm lễ ở các ban

Thông thường ngôi chùa nào cũng có một ban thờ to nhất ở chính giữa (gọi là chánh điện) và là ban Tam Bảo thờ Phật. Các ban khác trong chùa thì thường có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền và ban vong. Nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Cụ thể:

– Đối với ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật.

– Các ban khác trong chùa như ban Thánh Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,... tuỳ vào mỗi chùa mà có sự sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban để bạn có thể quan sát trước khi khấn.

– Về thắp hương thì bạn có thể thắp 3 nén, nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên bạn cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn. Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Thậm chí, nếu không muốn cầu kỳ bạn cũng có thế chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.

– Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu phật pháp.

cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa

Nên bày lễ ở ban Tam Bảo thờ Phật đầy đủ 5 món để cúng chư Phật

>>> Tham khảo: 20+ Tượng Thờ Mẫu, Thờ Thần Linh Tứ Phủ bằng đồng đẹp nhất!

>>> Tham khảo: 99+ Mẫu Tượng Phật bằng đồng

Trên đây là những thông tin về việc cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa đã được Đúc Đồng Bảo Long tổng hợp một cách dễ hiểu nhất cho quý bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích trước khi đi lễ chùa để tránh vi phạm những điều kiêng kị tại chốn linh thiêng này. 

Nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu mua sắm đồ thờ cúng bằng đồng, hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0968 966 268. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn 24/7 cho bạn tham khảo và chọn lựa những mẫu mã đẹp và độc quyền chỉ có tại Đúc Đồng Bảo Long.

Nguồn: Tổng hợp