03/10/2020
Phật Dược Sư là một trong những vị phật của Phật giáo bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Vậy ngài là ai? Làm thế nào để nhận diện tượng Phật Dược Sư một cách đơn giản, dễ dàng? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Phật Dược Sư có tên tiếng Phạn là Bhaiṣajyaguru. Ngoài tên là Dược Sư, Đức Phật còn có tên khác là Dược Sư Như Lai, Vương Thiện Đạo hay tên đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
Ngài được cho là một vị dược sư, một thầy thuốc chuyên đi cứu chữa, giúp chúng sanh vượt qua bệnh tật. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Người đời nay biết đến ngày như Giới chủ của Đông phương giới, nơi có cỡi Tịnh Lưu Ly.
Phật Dược Sư có hạnh nguyện là giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui. Ngài cầu cho khắp cõi muôn loài được sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu. Ngài cũng dùng ánh sáng lưu ly quanh thân mình tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ...
>>> Xem thêm: 99 Mẫu tượng Phật bằng đồng
Tượng Phật Dược Sư có ý nghĩa phù hộ cho cơ thể khoẻ mạnh, chống lại bệnh tật, bảo vệ bình an. Ý nghĩa này bắt nguồn từ câu chuyện theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức. Khi tu hành Bồ Tát đại phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát. Sau này, Ngài trở thành Phật, danh hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.
Phật Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian. Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Niệm danh hiệu Ngài, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc.
Phật Dược Sư có bổn nguyện cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ bệnh tật, nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Những ai có bệnh tật, phiền não, ai đang trong ranh giới sinh tử, sẽ cầu Ngài để tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Đó là lí do, nhiều người thỉnh tượng Phật Dược Sư về để thờ phụng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách khai quang tượng Phật Dược Sư
Để nhận diện tượng Phật Dược Sư thì thường phải dựa vào đặc điểm và vị trí đặt tượng. Đây là cách nhận diện đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, kể cả những người không phải là Phật tử. Cụ thể:
Ngày nay, hình ảnh của Phật Dược Sư thường được thể hiện với hình dạng giống như Đức Phật. Nếu không dựa vào pháp bảo hay tư thế thì rất khó để nhận biết dược Tôn hiệu.
Tượng Phật Dược Sư ở Tịnh Độ tông được mô tả sở hữu làn da màu xanh. Ngài thường được mô tả ở tư thế ngồi, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo hở ngực, trước ngực thường có chữ Vạn. Trên tay Đức Phật cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái ngón trỏ. Một số kinh Phật ghi chép lại, Đức Phật có một vòng hào quang của ánh sáng màu lưu ly xung quanh người.
Trong các mô tả của Phật giáo Đại thừa, đôi khi Phật Dược Sư còn đang giữ một ngôi chùa, tượng trưng cho mười nghìn vị Phật của ba thời kỳ.
Thông thường, tượng Phật Dược Sư hiếm khi được thờ một mình độc tôn mà sẽ thờ cùng với các vị Phật, Bồ Tát khác. Trong đó, phổ biến nhất là thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn và thờ Thất Phật Dược Sư. Ta có thể dự vào vị trí đặt tượng hoặc dựa vào các vị xung quanh để nhận diện tượng Phật Dược Sư.
– Tam Thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai hoặc Phật ở tam phương)
"Hoành Tam Thế Phật" là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên. Trong đó gồm có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở vị trí trung tâm, Phật Dược Sư phía Đông ở bên trái, phía Tây còn lại là Phật A Di Đà. Ý nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật. Lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng, còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.
– Dược Sư Tam Tôn (Phật Dược Sư, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu)
Đông Phương Tam Thánh hay còn được gọi là Dược Sư Tam Tôn, là 3 vị Bồ Tát của thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông. Thường xuất hiện gồm có giáo chủ Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát. Tại thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông có rất nhiều vị Bồ Tát dưới sự lãnh đạo của Nguyệt Quang và Nhật Quang hai vị Bồ Tát . Hai vị Bồ Tát này sẽ theo thứ tự thay thế khi Phật Dược Sư nhập Niết Bàn. Với bộ tượng đồng, thường xung quanh sau lưng tượng sẽ có thêm một lòng ánh ánh hào quang.
– Thất Phật Dược Sư
Đơn giản chỉ cần nhìn vào 7 pho tượng gần như giống nhau, chỉ khác ở ấn thủ, được xếp theo bộ thì đó chính là Thất Phật Dược Sư.
1. Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Vô Úy ấn, tay trái kết Chánh Định ấn.
2. Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Nguyện ấn.
3. Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, thân màu hoàng kim, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
4. Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hai tay kết Đẳng Trì ấn.
5. Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, thân màu đỏ nhạt, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
6. Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, thân màu đỏ, tay phải kết Thí Nguyện ấn, tay trái Kết Chánh Định ấn.
7. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tay phải kết Thí Nguyện ấn cầm quả A Lỗ Lạt, tay trái kết Chánh Định ấn.
Nếu gia chủ đang muốn thỉnh tượng Phật Dược Sư về thờ tại gia thì cần lưu ý những cách đặt tượng để không vi phạm phải điều đại kị, cụ thể:
+ Nên đặt ban thờ để Phật Dược Sư hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
+ Gia chủ không được thờ chung Thần thánh cùng với Tam thế Phật, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Phật Dược Sư phải thờ ở vị trí trên cao nhất, ít nhất phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật Dược Sư thấp hơn ban thờ gia tiên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dân cách bày trí tượng Phật Dược Sư tại nhà
Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị uy tín, chuyên chế tác và bán tượng Phật bằng đồng, đồ thờ đồng khác... Chúng tôi sử dụng công nghệ đúc đồng truyền thống với chất lượng đồng thanh khiết đã được điểm định. Các mẫu tượng có độ hoàn thiện cao được chế tác bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân có kinh nghiệm dày dặn tại làng nghề đồ đồng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chúng tôi sở hữu đa dạng các loại mẫu mã, kiểu dáng, kích thước phù hợp với mọi nhu cầu của quý khách hàng.
Trong đó, tượng Phật Dược Sư là mẫu sản phẩm nổi tiếng tại Đúc Đồng Bảo Long. Nếu xét về độ thẩm mỹ sản phẩm, tượng Phật Dược Sư của chúng tôi có hoa văn được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ, các đường nét mềm mại uyển chuyển và thần thái chuẩn, có hồn. Xét về độ bền, tượng Phật Dược Sư bằng đồng có tuổi thọ sử dụng lâu dài, dễ dàng lau chùi, vệ sinh và lưu giữ được nhiều giá trị tâm linh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chúng tôi có chính sách bảo hành lâu dài, giá cả hợp lý, hỗ trợ vận chuyển trên 64 tỉnh thành từ Bắc vào Nam và cả vận chuyển ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Đúc Đồng Bảo Long còn nhận chế tác tượng theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách quan tâm cần giải đáp xin liên hệ cho chúng tôi Hotline 0968.966.268.
Bài viết khác
Các Mẫu Tranh Dành Cho Chung Cư đẹp nhất hiện nay (22/02/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Biệt Thự, Lâu Đài (21/02/2023)
Các bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân được yêu thích nhất (13/01/2023)
Top 10 mẫu liễn thờ, tranh thờ cho phòng thờ đẹp nhất hiện nay (11/01/2023)
Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất (07/01/2023)
Các mẫu CHÂN NẾN THỜ đẹp, phổ biến nhất hiện nay (05/01/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Phòng Thờ đẹp nhất hiện nay (03/01/2023)
Top 10 bức tranh treo ngày Tết rước Tài lộc, May mắn vào nhà (29/12/2022)
Xem ngay +20 mẫu ĐỒ THỜ CÚNG bày trí phòng thờ đẹp nhất (28/12/2022)
Làm sao để chọn Tranh Phong Thủy treo phòng khách tốt nhất? (27/12/2022)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023
Tư vấn hỗ trợ khách hàng
Email của chúng tôi