Cách lau dọn bàn thờ đúng phong thủy nếu không muốn hao tài tốn của

29/05/2020

Bàn thờ là nơi thiêng liêng, cũng là không gian thường xuyên cần được dọn dẹp sạch sẽ và bày trí trang nghiêm nhất. Tuy nhiên, không phải người nào cũng nắm rõ cách lau dọn bàn thờ đúng. Bởi, nếu lau dọn, vệ sinh sai cách sẽ dễ phạm phải những điều kiêng kị, có ảnh hưởng xấu đến gia chủ. Ở bài viết sau, Đúc Đồng Bảo Long sẽ chia sẻ chi tiết hơn về đề tài này.

Vì sao cần lau dọn bàn thờ?

Theo quan điểm của ông cha ta, lau dọn bàn thờ là cách để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng và biết ơn đến Đức Phật, Thần Linh và ông bà tổ tiên. Bề trên sẽ chứng giám và cảm nhận được lòng thành, lắng nghe những mong cầu của con cháu, từ đó sẽ phù hộ độ trì cho gia đình gặp được nhiều may mắn, bình an, có sức khoẻ và cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, lau dọn bàn thờ vào những dịp đặc biệt như lễ, tết,... còn là cách con cháu thể hiện đạo hiếu, kính mời ông bà tổ tiên về ngự để quây quần, đoàn viên, ăn bữa cơm cùng với con cháu trong nhà. Đây cũng một trong những phong tục thờ cúng lâu đời, chứa đựng nhiều giá trị tinh thần của người Việt.

vì sao cần lau dọn bàn thờ

Lau dọn bàn thờ là cách để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng và biết ơn đến Đức Phật, Thần Linh và ông bà tổ tiên

Ai là người lau dọn bàn thờ?

Người lau dọn bàn thờ gia tiên tốt nhất là người trong nhà (thường là gia chủ), không nên nhờ người ngoài giúp đỡ. Hơn thế, bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh chu rồi, xin phép ông bà gia tiên, thần linh rồi mới tiến hành vệ sinh, lau dọn. Vì bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, nơi kết nối giữa tổ tiên và con cháu trong nhà.

Đối với một số gia đình cổ truyền, việc lau dọn bàn thờ sẽ thường do người đàn ông hoặc các cháu trai đảm nhận. Bởi trong gia đình, người con trai có nhiệm vụ gìn giữ hương hoả, thông thạo việc thờ cúng, biết đọc văn khấn, nhớ tên và các ngày giỗ của các cụ,... Đối với một số gia đình cởi mở hơn thì việc lau chùi bàn thờ chỉ cần con cháu trong nhà thực hiện là đủ.

Việc lau dọn bàn thờ thường nên là con cháu trong nhà tiếp hành

Nên lau dọn bàn thờ vào thời gian nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, không có mốc thời gian cố định, hay quy định ngày cụ thể nào cần phải lau dọn bàn thờ cả. Nếu gia chủ thấy khi nào bàn thờ nhiều bụi bẩn, chưa được trang nghiêm và cần được dọn dẹp thì gia chủ có thể dọn ngay. Việc này đảm bảo không gian thờ tự luôn được trang trọng, sạch sẽ, thoáng đãng, thể hiện sự tôn kính và tấm lòng luôn hướng về nguồn cội của gia chủ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình thường chờ đến ngày 23 Tết ông Công, ông Táo rồi mới lau dọn. Hay nhiều gia đình còn để chân hương quá dày, tầng tầng lớp lớp với quan niệm "chân hương càng nhiều, càng phát tài lộc" nhưng điều này là không đúng. Không có cơ sở thiết thực cho những luận điểm này nên các gia chủ không cần bắt buộc tin theo.

>>> Tham khảo ngay: 68 Mẫu đỉnh thờ bằng đồng đẹp nhất!

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ đúng phong thuỷ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, cho nên cần lau dọn bàn thờ đúng phong thuỷ để không bị phạm phải những vấn đề kiêng kị trong tâm linh, tránh gây hao tài tốn của cho gia chủ. Gia chủ có thể thực hiện theo các bước sau:

Đầu tiên, trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ, thắp một nén hương để thông báo với tổ tiên, thần linh và xin phép được lau dọn.

Chú ý, nên lau từ cao xuống thấp, đối với các bức tượng nên dùng khăn mềm để lau sẽ tránh trầy xước, bay màu sơn. Tránh việc xê dịch các món đồ thờ cúng, lau xong nên đặt lại đúng vị trí. Bên cạnh đó, gia chủ có thể dùng máy thổi hơi loại nhẹ để đánh sạch bụi trong ngóc ngách.

Bàn thờ nên được lau dọn trang nghiêm

Bước 1: Tiến hành lau dọn bài vị

Khi đưa bài vị tổ tiên, tượng Phật, Thần, xuống cần đặt trên mặt phẳng sang trọng và sạch sẽ. Như vật, gia chủ có thể dễ dàng vệ sinh kỹ bụi bẩn bám trên bàn thờ.

Phải dùng khăn sạch, mới mua, sử dụng nước ấm (không được dùng nước lạnh) pha với rượu, gừng, chút muối. Nếu gia đình bạn có thờ Thần, hoặc Phật thì lau trước, tiếp mới đến bài vị của ông bà, tổ tiên.

Bước 2: Lau bát hương và tỉa chân hương

Lúc này, gia chủ hãy từ từ rút từng chút một cho tới khi còn số hương lẻ trong bát hương (có thể là 3, 5, 7, 9). Sau đó mang đi hóa tro số còn lại. Lưu ý nên chôn tro ở gốc cây hoặc thả xuống sông, suối. Tuyệt đối không đổ vào những nơi ô uế như thùng rác hay nhà vệ sinh.

Sau cùng, dùng rượu gừng muối còn ấm hoặc nước thảo dược lau sạch bát hương bằng khăn mềm từ miệng bát hương trở xuống.

Bước 3: Vệ sinh các đồ thờ khác

Tương tự như cách vệ sinh bài vị, các đồ thờ khác như đèn thờ, lọ hoa, mâm ngũ quả, đôi hạc, đỉnh thờ, chân nến, ống đựng hoa,... cũng cần được lau sạch bằng dung dịch nước ấm gồm rượu gừng muối hoặc nước thảo dược chuyên dụng để lau sạch bề mặt các đồ thờ này, sau đó để ráo. 

Bước 4: Đặt đồ thờ vào đúng vị trí

Sau khi bát hương khô ráo thì gia chủ cần thực hiện điều này. Nếu là bát hương thờ thần phật, dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương thờ tổ tiên dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tờ tiền vàng cháy được một nửa thì bỏ vào trong. Đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần. Điều này mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ" và ngược lại.

Sau đó, đặt bài vị trước, rồi bát hương và các đồ thờ khác lên sau. Thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối, thay lọ hoa và mâm ngũ quả tươi và khẩn thỉnh các vị Ngài và gia tiên về.

Cần lau dọn bàn thờ đúng phong thuỷ nếu không muốn hao tài tốn của

>>> Tham khảo ngay: 20+ Mẫu đôi hạc thờ bằng đồng đẹp nhất

Khi lau dọn bàn thờ cần lưu ý điều gì?

Việc lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu mà còn nói lên nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt. Từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối, nơi hương hỏa là không gian linh thiêng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình lau dọn gia chủ cần lưu ý những điều dưới đây để tránh không vi phạm phải những điều kiêng kị.

– Không dùng nước lạnh để rửa bài vị

– Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện

– Lau dọn từ từ, nhẹ nhàng và cẩn thận

– Hãy nhớ vị trí các món đồ thờ cúng thần phật và gia tiên thậy kỹ trước khi mang xuống cọ rửa. Sau đó, sắp xếp lại đúng vị trí ban đầu.

– Vị trí bàn thờ cần được đặt ở những nơi sang trọng, trang nghiêm và thanh tịnh nhất.

>>> Tham khảo ngay: 50+ Mẫu bộ đồ thờ bằng đồng đầy đủ cho bàn thờ gia tiên

cách lau dọn bàn thờ đúng phong thuỷ

Khi tiến hành lau dọn bàn thờ cần lưu ý vài điểm để tránh vi phạm vào những điều kiêng kị

Trên đây là những chia sẻ của Đúc Đồng Bảo Long về cách lau dọn bàn thờ đúng giúp bạn không muốn bị vi phạm vào những kiêng kị ảnh hưởng đến tài lộc hoặc may mắn của gia đình. Nếu bạn đang có nhu cầu sắm sang các món đồ thờ bằng đồng, hãy tham khảo sản phẩm của chúng tôi.

Đồ thờ bằng đồng của chúng tôi được chế tác bởi chất liệu đồng chuẩn, đã được kiểm định chất lượng. các hoa văn, đường nét được chạm, khăc tinh xảo, sắc nét và đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích thước với giá thành phải chăng. Mọi thông tin xem thêm tại gian hàng trực tuyến của Bảo Long.