29/09/2020
Tượng Phật A Di Đà không chỉ bắt gặp ở những không gian thiêng liêng như chùa, tịch xá, tu viện mà ngay tại các gia đình cũng thỉnh Đức Phật về thờ tại nhà. Tuy nhiên cách bài trí tượng Phật A Di Đà ở chùa, tu viện khác với ở gia đình nên khiến nhiều người muốn thờ tại gia gặp khó khăn trong vấn đề nhà Vậy làm sao để bài trí tượng Phật A Di Đà đúng? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm câu trả lời xác đáng nhất qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
A Di Đà Phật được phiên âm từ Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng. Dựa vào tên gọi này, Đức Phật A Di Đà được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hay Tiếp Dẫn đạo sư. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, Tịnh Độ tông, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.
Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, khi Đức Phật Thích Ca trong một lần thuyết giảng lúc tại thế. Tuy vậy, các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh Vô Lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A Di Đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng Phật A Di Đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Do đó, không có cơ sở nào chứng minh được Đức Thích Ca có thật sự nói về Phật A Di Đà hay không, hay Phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Còn theo Đại Kinh A Di Đà, Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, Phật A Di Đà từng là một vị tăng tên là Pháp Tạng - Dharmākara trong 1 kiếp trước. Ngài nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Sau đó Dharmākara đắc đạo trở thành Phật A Di Đà. Phật A Di Đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Cực Lạc tịnh độ ở Tây phương. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị Bồ Tát, đón những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A Di Đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử. Ngài được coi là Đức Phật ở kiếp trước. Trong Tam Thế Phật thì Đức Phật cũng biểu thị cho thế quá khứ. Tượng Phật A Di Đà thường được vẽ hoặc đúc với màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của Ngài bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, biểu trưng của một giáo chủ, cũng có khi một tay Đức Phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ.
Việc thờ tượng Phật A Di Đà có ý nghĩa giúp con người thoát khỏi những đau khổ, khó khăn, cùng cực trong cuộc sống. Từ đó, con sẽ sớm được giác ngộ, thoát khỏi sự vô minh, hướng về những điều thiện lành, về một tương lai tươi đẹp. Thờ Phật A Di Đà tại gia còn mang đến sự bình an, sức khoẻ và may mắn, kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Ngài cũng là đại diện cho người có tấm lòng nhân hậu, thấu hiểu và sẵn lòng giúp đỡ chúng sinh. Đức Phật A Di Đà xuất hiện vớ 48 đại hạnh nguyện lớn, trong đó chủ yếu nói về việc Ngài phổ độ chúng sinh khi thành Phật. Ngài đưa con người thoát ra khỏi những điều khốn khổ trong cuộc sống. Hướng về những điều thiện, tránh những cái ác trong cuộc sống. Dẫn dắt những người đã mất ở trần thế về thế giới Tây phương Cực lạc, nơi Ngài làm Giáo chủ.
Phật A Di Đà thường được thờ cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Phật Di Lặc. Hàm ý để thể hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó Phật A Di Đà được coi là hiện hữu của quá khứ. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng thờ tượng Tây phương Tam Thánh gồm Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Việc thờ phụng bộ ba này biểu thị cho sự giác ngộ và mong cầu được cứu độ khỏi đau khổ lầm than, dùng ánh sáng trí tuệ để dẫn đường con người về chánh thiện.
Để bài trí tượng Phật A Di Đà, đặt biệt khi bày trí tượng Phật tại nhà, quý khách hàng cần chú ý những yếu tố sau:
Nếu thờ tượng Phật A Di Đà tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí trung tâm ngôi nhà, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Đức Phật ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thuỷ về vị trí tốt.
Hoặc đặt bàn thờ Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.
Mặc dù không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên nhưng nếu không gian thờ có hạn, bạn có thể hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuy nhiên, tuyệt đối không thờ chung bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Ngài cũng là trung tâm và tuyệt đối.
Có 3 cách để bài trí tượng Đức Phật cơ bản và đúng chuẩn:
– Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát… Do đó, bạn có thể thờ mỗi Phật A Di Đà ở trung tâm ngôi nhà.
– Thứ hai: Thờ theo bộ, thường những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Phật A Di Đà gồm có:
+ Tây Phương Tam Thánh: Phật A Di Đà là Cung chủ của Tây Phương giới, Ngài ngồi ở vị trí trung tâm. Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Hai vị Bồ Tát, một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.
+ Tam Thế Phật: Ý chỉ vị Phật của 3 thời. Phật A Di Đà tượng trưng cho thời quá khứ, Phật Thích Ca là thời hiện tại và Phật Di Lặc biểu trưng thời tương lai. Dựa theo thứ tự đó, ở giữa là Đức Phật Thích Ca, Ngài Di Lặc ở phía tay trái Đức Phật, bên còn lại à vị trí chủa Phật A DI Đà.
– Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới... Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu... những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.
Khi thờ tượng Phật A Di Đà tại nhà, cần quan tâm đến những điểm cần lưu ý để bày trí tượng đúng cách, mang lại nhiều tâm linh và thể hiện lòng thành kính và tâm hướng Phật của gia chủ. Cụ thể:
+ Không đặt tượng Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm vì như vậy sẽ cho thấy sự bất kính, thiếu tôn trọng.
+ Tượng Phật A Di Đà nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.
+ Gia chủ không nên thờ chung Thần khác như Thổ công, Thần Tài, Quan Công... cùng với tượng Phật hoặc Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật A Di Đà thấp hơn ban thờ gia tiên.
Đặc biệt, giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, trước khi thỉnh tượng về thờ tại gia, gia chủ cần đưa tượng đến chùa để tiến hành khai quang.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách khai quang tượng Phật A Di Đà tại gia đúng chuẩn
Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị uy tín, chuyên chế tác và bán tượng Phật A Đi Đà, tượng Phật bằng đồng, đồ thờ bằng đồng khác... Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Riêng về chất lượng sản phẩm, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu chuyên về đồ đồng hiện nay.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, yêu cầu về chất lượng và thẩm mĩ càng cao, Đúc Đồng Bảo Long tự hào luôn tiên phong trong việc đổi mới, cập nhật xu hướng. Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từ hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn. Riêng với tượng Phật bằng đồng, là một trong những sản phẩm nổi bật của công ty. Chúng tôi nhận thi công đúc các mẫu tượng Phật đầy đủ kích cỡ phục vụ từ chùa đền, đến thờ tại gia. Đặc biệt, vì là đơn vị trực tiếp sản xuất, giá thành của Bảo Long luôn ổn định và phù hợp với túi tiền người mua. Liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn chi tiết nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá đúc tượng Phật A Di Đà bằng đồng đẹp - Đa dạng kích thước
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0968.966.268
Bài viết khác
Các Mẫu Tranh Dành Cho Chung Cư đẹp nhất hiện nay (22/02/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Biệt Thự, Lâu Đài (21/02/2023)
Các bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân được yêu thích nhất (13/01/2023)
Top 10 mẫu liễn thờ, tranh thờ cho phòng thờ đẹp nhất hiện nay (11/01/2023)
Tổng hợp các mẫu HẠC THỜ đẹp chất lượng nhất (07/01/2023)
Các mẫu CHÂN NẾN THỜ đẹp, phổ biến nhất hiện nay (05/01/2023)
Các Mẫu Tranh Dành Cho Phòng Thờ đẹp nhất hiện nay (03/01/2023)
Top 10 bức tranh treo ngày Tết rước Tài lộc, May mắn vào nhà (29/12/2022)
Xem ngay +20 mẫu ĐỒ THỜ CÚNG bày trí phòng thờ đẹp nhất (28/12/2022)
Làm sao để chọn Tranh Phong Thủy treo phòng khách tốt nhất? (27/12/2022)
TIN NỔI BẬT
15/05/2023
05/05/2023